Bệnh sốt xuất huyết do virus dengue gây ra với tác nhân trung gian truyền bệnh là muỗi vằn aedes. Hiện chưa có thuốc điều trị sốt xuất huyết loại đặc trị nên khi có biểu hiện bệnh, khá nhiều người băn khoăn sốt xuất huyết nên uống thuốc gì, không được uống thuốc gì.
Các chuyên gia y tế khuyến cáo rằng, khi có biểu hiện sốt cao 38 - 40 độ C, người bệnh cần đến cơ sở y tế thăm khám để xác định đó có phải bệnh sốt xuất huyết hay không, sau đó bác sĩ sẽ chỉ định loại thuốc điều trị sốt xuất huyết phù hợp và hướng dẫn về cách chăm sóc sức khỏe bệnh nhân tại nhà.
Để chẩn đoán xem có bị sốt xuất huyết hay không, bạn sẽ cần thực hiện các xét nghiệm sau đây.
Thuốc hạ sốt là loại thuốc điều trị sốt xuất huyết chủ đạo. Nhưng không phải tất cả các loại thuốc hạ sốt đều có thể dùng được cho bệnh nhân sốt xuất huyết. Vậy sốt xuất huyết nên uống thuốc hạ sốt gì? Theo hướng dẫn của Bộ y tế về việc chẩn đoán và điều trị sốt xuất huyết, chỉ được dùng thuốc paracetamol đơn chất để hạ sốt, giảm đau.
Trong mỗi sản phẩm thuốc điều trị sốt xuất huyết này đều ghi rất rõ liều dùng, cách dùng, cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng để dùng cho đúng liều lượng, dùng quá liều lượng có thể gây hại cho sức khỏe. Thuốc trị sốt xuất huyết paracetamol được dùng cách mỗi 4 - 6h khi bệnh nhân vẫn đang sốt và không cắt sốt.
Tuyệt đối không được dùng ngắn hơn khoảng cách này hoặc tự ý tăng liều thuốc. Nguyên nhân là trong 2 - 3 ngày đầu bị sốt xuất huyết, bệnh nhân thường bị sốt cao 39 - 40 độ C và rất khó hạ sốt nhanh, người bệnh thường sốt ruột tự ý dùng quá liều bằng cách tăng liều thuốc: uống thêm liều hoặc vừa uống vừa đặt hậu môn.
Khi sử dụng paracetamol quá liều, gan của người bệnh sẽ bị tổn thương ở dạng ngộ độc hoặc suy giảm chức năng.
Tìm hiểu thêm về Ngộ độc paracetamol qua bài viết: Ngộ độc paracetamol là gì? Uống ở mức độ nào sẽ bị ngộ độc?
Hậu quả dẫn đến là làm cho tình trạng rối loạn đông máu ở bệnh nhân sốt xuất huyết trầm trọng hơn, xuất huyết ồ ạt gây nguy hiểm tới tính mạng. Đặc biệt không được uống rượu khi dùng thuốc, vì rượu sẽ làm tăng tác dụng có hại trên gan của paracetamol.
Bên cạnh việc dùng thuốc hạ sốt, thuốc điều trị sốt xuất huyết, người bệnh cần được chăm sóc cẩn thận và nghỉ ngơi hoàn toàn. Để hỗ trợ tốt cho việc giảm sốt, nên nới lỏng quần áo cho bệnh nhân, chườm ấm ở trán và lau mát ở vùng nách, bẹn liên tục giúp cơ thể thoát nhiệt nhanh hơn.
Việc nhầm lẫn trong việc xác định và sử dụng thuốc điều trị sốt xuất huyết có thể gây ra những nguy hại nghiêm trọng cho sức khỏe và tính mạng của người bệnh. Vì vậy cùng với tìm hiểu các loại thuốc trị sốt xuất huyết thì chúng ta cũng cần biết rõ sốt xuất huyết không được uống thuốc gì.
Khi bị sốt xuất huyết, tuyệt đối không được sử dụng các loại thuốc sau đây:
Aspirin cũng có tác dụng hạ sốt hiệu quả nhưng tuyệt đối không được sử dụng cho bệnh nhân sốt xuất huyết. Nếu dùng thuốc hạ sốt aspirin sẽ làm cho nguy cơ xuất huyết tăng lên, rối loạn đông máu trầm trọng hơn gây nguy hiểm tới tính mạng người bệnh.
Bên cạnh đó, sử dụng aspirin làm thuốc điều trị sốt xuất huyết còn có khả năng gặp tác dụng phụ khó chịu như: chướng bụng, buồn nôn, viêm loét dạ dày.
Đặc biệt đối với trẻ nhỏ, khi dùng thuốc hạ sốt aspirin trong thời gian bị sốt xuất huyết còn làm tăng nguy cơ mắc hội chứng Reye. Đây là chứng bệnh liên quan đến những tổn thương ở não và gan. Cụ thể, trẻ bị hội chứng này sẽ có hiện tượng phù não, tế bào thần kinh thoái hóa, tổn thương gan, suy gan.
Tâm lý chung của nhiều người hiện nay là dùng thuốc kháng sinh khi cơ thể có biểu hiện sốt hoặc cảm cúm. Với bệnh nhân sốt xuất huyết cũng vậy, không ít người lựa chọn kháng sinh làm thuốc điều trị sốt xuất huyết khi có biểu hiện sốt cao liên tục trong 2 - 3 ngày đầu.
Tuy nhiên, đây là quan điểm hoàn toàn sai lầm. Thuốc kháng sinh không có tác dụng với bệnh sốt xuất huyết bởi nó không thể tiêu diệt được virus dengue - nguyên nhân gây sốt xuất huyết.
Nguồn tham khảo: Viện sốt rét Ký sinh trùng Quy Nhơn