Tìm hiểu về phương pháp xét nghiệm Clo máu

Tìm hiểu về phương pháp xét nghiệm Clo máu
Khi xuất hiện dấu hiệu của rối loạn nước điện giải trong cơ thể, bạn có thể cần phải làm xét nghiệm Clo máu. Vậy xét nghiệm clo máu là gì? Và bạn có cần chuẩn bị gì cho việc xét nghiệm gì không?

1. Xét nghiệm Clo máu là gì?

Clorua là chất điện giải, giúp giữ cho môi trường chất lỏng axit - bazo trong cơ thể được cân bằng. Xét nghiệm clo máu, hoặc đo nồng độ clo huyết thanh là xét nghiệm định lượng nồng độ clo trong máu. Nó là một phần của xét nghiệm sàng lọc đối với tình trạng rối loạn nước điện giải.

Xét nghiệm Clo máu sẽ giúp bác sĩ chẩn đoán một số tình trạng sức khỏe, bao gồm tình trạng máu nhiễm kiềm, máu nhiễm toan, hoặc để theo dõi các bệnh lý như:

Huyết áp cao.

- Suy tim.

- Các bệnh về thận.

- Các bệnh về gan.

2. Đối tượng cần thực hiện xét nghiệm clo máu

Xét nghiệm clo máu sẽ được chỉ định khi bệnh nhân xuất hiện các triệu chứng mất cân bằng điện giải, bao gồm:

- Mệt mỏi quá mức, cơ thể suy kiệt.

- Yếu cơ.

- Khó thở.

- Nôn thường xuyên.

- Tiêu chảy kéo dài.

- Thường xuyên cảm thấy khát nước.

- Huyết áp cao.

3. Quá trình xét nghiệm

- Bác sĩ sẽ xác định khu vực lấy máu xét nghiệm, thường là ở tĩnh mạch ở khuỷu tay hoặc mu bàn tay.

- Khu vực lấy máu sẽ được làm sạch bằng chất khử trùng để giúp ngăn ngừa nhiễm trùng.

- Bác sĩ sẽ bó chặt cánh tay của bạn bằng dây thun để các tĩnh mạch nổi rõ hơn. 

- Bác sĩ sẽ lấy mẫu máu bằng 1 kim tiêm nhỏ.

- Khu vực lấy máu sẽ được che lại bằng băng gạc để tránh nhiễm trùng.

Quá trình lấy máu để làm xét nghiệm clo máu chỉ mất vài phút. Phòng thí nghiệm sẽ kiểm tra mẫu máu trong 3 - 5 ngày, sau đó bác sĩ sẽ thông báo kết quả tới bạn.

4. Ý nghĩa các chỉ số

Đối với người khỏe mạnh, nồng độ clo máu bình thường là 96 - 106 mEq/L hay 96 - 106 mmol/L.

Nếu nồng độ clo máu cao hơn mức bình thường, có nghĩa là máu nhiễm kiềm, có quá nhiều clorua trong máu. Mức clorua trên mức bình thường có thể là do:

- Bệnh nhân đang sử dụng thuốc điều trị bệnh tăng nhãn áp.

- Ngộ độc bromide.

- Chuyển hóa hoặc nhiễm toan ở thận, xảy ra khi cơ thể bạn sản xuất quá nhiều axit, hoặc thận không loại bỏ axit khỏi cơ thể một cách hiệu quả.

- Nhiễm kiềm đường hô hấp, xảy ra khi nồng độ carbon dioxide trong máu thấp.

- Cơ thể bị mất nước nghiêm trọng.

Nồng độ clorua thấp cho thấy bạn có quá ít clorua trong máu, thường được gọi là tình trạng hạ canxi máu. Mức clorua dưới mức bình thường có thể là do:

- Suy tim.

- Mất nước.

- Cơ thể đổ quá nhiều mồ hôi.

- Nôn quá nhiều.

- Nhiễm kiềm chuyển hóa, xảy ra khi các mô của bạn quá nhiều kiềm.

- Nhiễm axit đường hô hấp, xảy ra khi phổi của bạn không thể loại bỏ đủ carbon dioxide khỏi cơ thể.

- Bệnh Addison, xảy ra khi tuyến thượng thận không tạo ra đủ lượng hormone cơ thể cần để duy trì cân bằng điện giải bình thường.

Nồng độ clo máu bất thường không có nghĩa là chắc chắn bạn đang có bệnh. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm clo máu. Bác sĩ thường sẽ theo dõi hoặc yêu cầu thêm các xét nghiệm khác để chẩn đoán chính xác tình trạng.

5. Rủi ro liên quan đến xét nghiệm clo máu

Xét nghiệm clo máu là một thủ thuật đơn giản và nhanh chóng, thường không có rủi ro. Những tác dụng phụ hiếm gặp có thể là:

- Bị chảy máu quá nhiều.

- Chóng mặt hoặc ngất xỉu.

- Bị tụ máu dưới da.

- Nhiễm trùng tại vị trí lấy máu.

6. Cần chuẩn bị gì trước khi thực hiện xét nghiệm clo máu?

- Để có kết quả chính xác, bạn không nên uống hoặc ăn bất cứ thứ gì trong tám giờ trước khi xét nghiệm clo máu.

- Hormone, thuốc chống viêm không steroid (NSAID) và thuốc lợi tiểu có thể ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm của bạn. Bạn nên tránh dùng chúng nếu bạn có thể.

- Hãy nói với bác sĩ về về bất kỳ loại thuốc nào bạn đang dùng. Bạn có thể cần phải ngừng dùng các loại thuốc này trước khi xét nghiệm clo máu.

Nguồn dịch: https://www.healthline.com/health/chloride-test-blood#risks


Tác giả: Mai Nhung