Tế bào gốc ung thư buồng trứng ngày càng được ứng dụng nhiều trong điều trị bệnh. Hiện nay, ung thư buồng trứng là căn bệnh ám ảnh đối với nhiều phụ nữ. Khi mắc phải, bệnh nhân thường lo lắng, mất kiểm soát, suy sụp khiến bệnh ngày càng trầm trọng. Ngoài ra, căn bệnh này cũng ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng và khả năng sinh sản của người phụ nữ. Việc tìm ra phương pháp điều trị khả quan là mong ước lớn nhất của bệnh nhân và người nhà của họ.
Ung thư buồng trứng xảy ra khi các khối u ác tính tồn tại ở vị trí này. Buồng trứng là cơ quan tiết ra hormone nữ, estrogen và progestrogen, do vậy khi mắc ung thư buồng trứng, khả năng sinh sản và hormone của bệnh nhân bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Điều trị ung thư buồng trứng giai đoạn đầu có thể khỏi hoàn toàn nếu như phát hiện ở giai đoạn sớm, khám kịp thời ở giai đoạn 1, giai đoạn 2 và tỷ lệ chữa lành lên tới 75-95%. Tiên lượng sống giảm dần khi phát hiện vào giai đoạn muộn.
Thông thường, các triệu chứng của bệnh ung thư nói chung thường rất khó phân biệt với các bệnh lý khác đặc biệt là bệnh ung thư buồng trứng. Với các biểu hiện dễ bị nhầm lẫn với các bệnh đường tiêu hóa, viêm nhiễm phụ khoa...thì việc phát hiện sớm là rất khó.
Một số triệu chứng ung thư buồng trứng bao gồm:
- Mệt mỏi, thay đổi tâm lý, khó thở
- Chán ăn, ăn không ngon
- Bụng sình to, đầy hơi, chướng bụng
- Rối loạn kinh nguyệt
- Đau khi quan hệ tình dục
Hiện nay, các phương pháp điều trị ung thư buồng trứng chủ yếu vẫn là phẫu thuật (cắt bỏ 1 bên hoặc toàn bộ buồng trứng), hóa trị, xạ trị...Ngoài ra phương pháp sử dụng tế bào gốc là một phương pháp mới được ứng dụng nhưng cũng được đánh giá là tiềm năng và hiệu quả đối với người bệnh .
Phương pháp ghép tế bào gốc thể được lấy từ người khác hoặc chính bản thân người khỏe mạnh và thường được áp dụng vào giai đoạn cuối của bệnh hoặc hỗ trợ điều trị bằng hóa xạ trị.
Ghép tế bào gốc ung thư buồng trứng là hy vọng sống cho nhiều bệnh nhân ở giai đoạn cuối. Phương pháp tế bào tế bào gốc có thể tiêu diệt toàn bộ tế bào ung thư bằng cách làm sạch tủy để ghép tế bào lành tính vào. Thực tế, đây là phương pháp điều trị đã đem lại hiệu quả và cứu sống nhiều bệnh nhân.
Trong trường hợp bệnh nhân không còn khả năng phẫu thuật hoặc khi bệnh đã diễn biến nặng, xạ trị hay hóa trị không mang đến kết quả khả quan, bác sĩ sẽ chỉ định dùng phương pháp này.
Tuy nhiên cấy ghép tế bào gốc rất tốn kém, không phải bệnh nhân nào cũng có điều kiện để sử dụng phương pháp này.
So với hóa trị xạ tri, phương pháp tế bào gốc có nhiều ưu điểm. Trong khi hóa xạ trị có thể tiêu diệt cùng lúc tế bào ung thư lẫn tế bào lành tính thì phương pháp này là giải pháp tối ưu, giúp tăng khả năng sản sinh tế bào máu, loại bỏ tế bào ung thư mà không phải qua hóa xạ trị nhiều tác dụng phụ hơn.
Người bệnh được chỉ định ghép tế bào gốc phải là những người:
- Dưới 55 tuổi
- Cân nặng lớn hơn 50kg
Hiện nay, việc điều trị ung thư buồng trứng bằng phương pháp tế bào gốc chưa được áp dụng phổ biến, bởi chi phí cho một ca ghép tế bào gốc thường đắt hơn nhiều so với phương pháp điều trị thông thường. Hơn nữa, trừ các bệnh ung thư liên quan về máu, còn các loại ung thư khác thì việc ghép tế bào gốc không thể điều trị được các bệnh ung thư trên mà chỉ có tác dụng hỗ cho các phương pháp hóa trị, xạ trị và phẫu trị do chỉ định của bác sĩ.
Người bệnh sau ghép tế bào gốc cần được chăm sóc và nghỉ ngơi hợp lý. Người nhà nên xây dựng phác đồ chăm sóc cho bệnh nhân bởi sau điều trị, ung thư buồng trứng có thể tái phát bất kỳ lúc nào. Ngoài ra, việc tập luyện hàng ngày cũng sẽ giúp bệnh nhân cải thiện các chức năng trong cơ thể, kích thích cơ thể sản sinh các tế bào mới. Bệnh nhân nên tái khám định kỳ theo chỉ định của bác sĩ, tuân thủ mọi hướng dẫn chuyên khoa để đẩy lùi căn bệnh nguy hiểm này.
Mọi thông tin trong bài viết này chỉ mang tính chất tham khảo, bệnh nhân không nên tùy ý áp dụng, hãy trò chuyện với bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn một cách chi tiết hơn.