Tán sỏi qua da: Quy trình thực hiện và một số biến chứng thường gặp

Tham vấn chuyên môn: -
Tán sỏi qua da: Quy trình thực hiện và một số biến chứng thường gặp
Điều trị sỏi thận có rất nhiều phương pháp, tùy thuộc vào từng kích thước và tình trạng của viên sỏi mà bác sĩ sẽ chỉ định dùng biện pháp tán sỏi nào. Tán sỏi qua da đang là một trong những phương pháp được người bệnh khá quan tâm.

1. Tán sỏi thận qua da, ngoài cơ thể như thế nào?

Tán sỏi qua da, ra ngoài cơ thể được thực hiện trong trường hợp kích thước viên sỏi lớn, có hình dạng bất thường, mắc kẹt trong niệu quản và không được thông qua trong khi đi tiểu. Trước khi áp dụng phương pháp này, các bác sĩ phải thực hiện xem xét kích thước, vị trí, hình dạng và số lượng sỏi bằng xét nghiệm hoặc kiểm tra toàn diện. 

Phương pháp điều trị tán sỏi thận qua da, ngoài cơ thể được thực hiện nếu kích thước sỏi lớn, có hình dạng bất thường hoặc là bị mắc kẹt  trong niệu quản và không thể được thông qua trong khi đi tiểu. 

Tán sỏi thận là một thủ thuật không xâm lấn mà sử dụng sóng xung kích để phá vỡ sỏi hình thành trong niệu quản, sỏi trong thận và sỏi trong bàng quang. Có nhiều cách lựa chọn để tán sỏi như: Laser tán sỏi, tán sỏi qua da, nội soi tán sỏi…

Quy trình tán sỏi qua da:

Bước 1: Chuẩn bị

Đầu tiên trước khi tán sỏi bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám người bệnh để có thể đánh giá được toàn bộ tình trạng của đường tiết niệu, cụ thể bao gồm các vấn đề như:

- Kích thước, vị trí và độ rắn của sỏi

- Đường tiết niệu có đang ở trạng thái thông suốt không

- Chỉ số BMI của có thể

- Đánh giá chức năng hoạt động của thận

- Kiểm tra tình trạng nhiễm trùng đường tiết niệu nếu có.

Sau khi được kiểm tra thì bác sĩ sẽ tiến hành gây mê toàn thân cho người bệnh hay tiền mê giảm đau. Trong thời gian tán thì sỏi sẽ luôn ở tình trạng di động theo nhịp thở, chính vì thế mà bệnh nhân cần phải giữ được nhịp thở sâu để đem lại hiệu quả cao sau tán hơn.

Bước 2: Tiến hành can thiệp

Bắt đầu vào phẫu thuật tán sỏi, bác sĩ chủ trị sẽ sử dụng một chiếc kim chọc xuyên qua vùng da lưng và vào trong thận. Đường hầm của chiếc kim chọc dò này sẽ được nong rộng ra nhờ những dụng cụ nong cho tới khi đạt được kích thước tương đương với thân của một chiếc bút.

Sau đó bác sĩ sẽ đưa máy tán sỏi nội soi vào. Lúc này sỏi sẽ được tán thành mảnh vụn, sau đó hút ra ngoài. Cũng qua đường hầm, đặt một ống thông thận giúp việc chụp kiểm tra sau mổ - ống thông này sẽ được rút ra sau 24 – 48 giờ.

2. Cần làm gì trước khi tán sỏi qua da, bên ngoài cơ thể?

Co một số lưu ý cho bệnh nhân trước khi thực hiện tán sỏi qua da nhằm đảm bảo tính chính xác và mức độ hiệu quả của việc điều trị. Bệnh nhân lưu ý

- Không ăn hoặc uống bất kỳ thức gì ít nhất 12 tiếng trước khi tán sỏi

- Mặc quần áo thoải mai để dễ dàng thay đổi trang phục phẫu thuật

- Thời gian tán sỏi có thể mất khoảng 1 giờ

- Bệnh nhân có thể bị khó chịu hoặc đau nhẹ khi tiến hành. Trước đó các bác sĩ sẽ cho bạn dùng thuốc giảm đau hoặc thuốc an thần để giảm thiểu cảm giác đau. 

Có hai kỹ thuật được sử dụng rộng rãi ở hầu hết các cơ sở y tế. Một là bạn sẽ nằm trên một tấm nệm mềm thông qua đó các sóng xung kích sẽ đi qua. Sử dụng khoảng từ 2000 đến 8000 sóng xung kích là cần thiết để phá sỏi.

Phương pháp thứ hai là bạn sẽ được yêu cầu nằm trong một bồn tắm đặc biệt chứa đầy nước ấm, sỏi sẽ được định vị bằng cách chụp X-quang hoặc siêu âm và sóng xung kích sẽ được chuyển trực tiếp từ máy tán sỏi gọi là Lithotripter. Những sóng xung kích sẽ đi qua da của bạn và hoàn toàn vô hại.

3. Biến chứng khi tán sỏi qua da, ngoài cơ thể

Tỷ lệ gặp phải các biến chứng hoặc tai biến sau khi tán sỏi qua da là rất thấp. Mức độ biến chứng nếu do cũng nhẹ và đa số có thể điều trị ngoại khoa cho kết quả tốt. 

Một số biến chứng hoặc tác dụng phụ sau khi tán sỏi qua da, ngoài cơ thể có thể gặp:

- Cảm giác đau do nhiều nguyên nhân: do máy tá sỏi, kỹ thuật tán sỏi, trình độ kinh nghiệm và chuyên môn của bác sĩ thực hiện kỹ thuật này.

Nếu bác sĩ có tay nghề giỏi, nhiều kinh nghiệm, được đào tạo bài bản thì khi bắn sỏi sẽ biết tập trung chùm tia laser vào mục tiêu viên sỏi thận và bắn trúng đích, theo dõi thật kỹ bệnh nhân trong lúc tán sỏi để biết cường độ tia đã thích hợp chưa để điều chỉnh tăng, giảm cho phù hợp và hiệu quả.

- Thường bệnh nhân bị đau tại vị trí da tiếp xúc với bầu nước của máy tán sỏi và đau tạng (gan, thận, tụy, lách) do căng bao thận và tổ chức quanh thận. Bệnh nhân cũng có thể bị đốm xuất huyết hay vết bầm da tại vị trí da tiếp xúc với bầu nước của máy tán sỏi.

Ngoài ra, tiểu máu (nhiều hoặc ít), tổn thương đụng giập thận sau tán sỏi cũng là biến chứng thường gặp ở hầu hết bệnh nhân được tán sỏi.

Ngoài ra, bệnh nhân có thể gặp phải một số tai biến hiếm gặp như:

- Máu tụ dưới bao thận

- Chuỗi sỏi vụn bị kẹt ở niệu quản

- Nhiễm trùng đường tiêt niệu

Đặc biệt, bệnh nhân cũng có thể gặp các tai biến, biến chứng hiếm gặp hơn như

- Vỡ thận 

- Vỡ gan 

- Vỡ lách 

- Ho ra máu 

- Tràn máu màng phổi 

- Viêm tụy gây tăng Amylase trong máu và nước tiểu  

- Viêm gan gây tăng SGOT, SGPT trong máu Xuất huyết ruột non, đau do co thắt ruột.

Theo các bác sĩ chuyên tán sỏi thận qua da, ngoài cơ thể điều bệnh nhân cần đặc biệt lưu ý là nếu biến chứng nặng (tỉ lệ 0,5-1%) có thể gây tử vong cho bệnh nhân bị nhiễm trùng niệu nặng chưa được điều trị tới nơi tới chốn mà tán sỏi. Trường hợp này sẽ đưa tới nhiễm trùng huyết hoặc sốc nhiễm trùng, khiến bệnh nhân có thể tử vong.

Riêng biến chứng vỡ thận dưới bao hoặc ngoài bao (tỉ lệ 1 – 2%) tuy nặng nhưng có thể điều trị bảo tồn giữ lại được quả thận hoặc có thể phải mổ cắt bỏ quả thận để cầm máu.


Tác giả: TMH