Tìm hiểu về phương pháp nội soi tán sỏi trong điều trị sỏi thận

Tham vấn chuyên môn: -
Tìm hiểu về phương pháp nội soi tán sỏi trong điều trị sỏi thận
Nội soi tán sỏi là phương pháp phẫu thuật áp dụng kỹ thuật cao. Phương pháp này thường được sử dụng tại các bệnh viện lớn, sở hữu khoa học công nghệ tiên tiến.

Sỏi thận hay sạn thận là hiện tượng chất khoáng trong nước tiểu lắng đọng lại ở thận, lâu ngày kết lại tạo thành sỏi. Sỏi thận thường gặp phổ biến ở nam giới từ 20-50 tuổi, nữ giới từ 20-40 tuổi, tỉ lệ khoảng 2 – 3 nam/1 nữ.

Sỏi thận trong nhiều trường hợp không gây nguy hiểm đến tính mạng của bệnh nhân, trong trường hợp sỏi bé có thể tự được đào thải ra ngoài đường tiểu. Tuy nhiên nếu sỏi to có thể ở lại thận và ngày càng to hơn. Sỏi thận có thể bị kẹt tại niệu quản, gây đau đớn và tổn thương những nơi mà chúng đi qua.

Khi bị sỏi thận, viên sỏi sẽ làm ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh, gây ra các biến chứng về đường niệu đạo, biến chứng thận, biến chứng bàng quang... Khi phát hiện có sỏi, bệnh nhân cần chủ động đi thăm khám để được điều trị một cách kịp thời. 

Các phương pháp điều trị sỏi thận hiện nay bao gồm: 

- Điều trị bằng thuốc tây

- Điều trị bằng phương pháp phẫu thuật

- Điều trị bằng cách tán sỏi qua da

- Điều trị tại nhà, dùng các bài thuốc dân gian, thường được áp dụng trong trường hợp sỏi còn nhỏ

Trong các phương pháp điều trị sỏi thận, nội soi tán sỏi là phương pháp tiên tiến và hiện đại, thường được áp dụng tại các bệnh viện lớn, sở hữu công nghệ tiên tiến hiện đại. 

1. Ai nên áp dụng phương pháp nội soi tán sỏi?

Không phải bệnh nhân mắc sỏi thận nào cũng có thể áp dụng phương pháp nội soi tan sỏi. Các trường hợp nên lấy sỏi bằng phương pháp nội soi bao gồm:

-  Sỏi đường niệu từ 10-dưới 30mm ở các vị trí: sỏi 1/3 trên niệu quản, sỏi nhóm đài trên, sỏi ở bể thận... 

- Cần lấy các mảnh sỏi còn sót lại sau tán sỏi qua da (hay còn gọi là tán sỏi ngoài cơ thể)

- Đây là phương pháp phối hợp để lấy các mảnh sỏi còn sót sau tán sỏi qua da (tán sỏi ngoài cơ thể).

Phương pháp nội soi tán sỏi bằng ống soi mềm có một số ưu điểm như:

- Không đau hoặc ít đau hơn rất nhiều so với mổ 

- Không có sẹo mổ do bệnh nhân được phẫu thuật nội soi qua đường niệu đạo 

- Thời gian nằm viện khoảng 1-2 ngày 

- Ít xảy ra biến chứng sau mổ: không gây tổn hại thận, không gây chảy máu, các nguy cơ nhiễm khuẩn, biến chứng hẹp niệu quản...

2. Quy trình thăm khám, nội soi tán sỏi bằng ống soi mềm 

- Trước khi nội soi sỏi thận bằng ống soi mềm, người bệnh sẽ phải làm các chẩn đoán hình ảnh để xác định vị trí viên sỏi, kích thước, tình trạng niệu quản, đài bể thận, chức năng thận, có tình trạng nhiễm trùng hay không. 

- Khám gây mê trước mổ

- Người bệnh cần cung cấp cho bác sĩ thông tin về các bệnh lý khác (chẳng hạn bệnh lý tim mạch, đái tháo đường...) để có những tiên lượng trong cuộc mổ. 

- Phẫu thuật thường kéo dài khoảng 1 giờ.  

3. Các vấn đề sau mổ

Sau mổ nội soi sỏi thận, bênh nhân có thể gặp phải một số vấn đề như:

- Tiểu máu

- Tiểu buốt

- Tiểu nhiều lần

Ngoài ra, người nhà cần đặc biệt chú ý chăm sóc bệnh nhân sau mổ, khi có những biến chứng như nhiễm trùng, rối loạn tiêu hóa... cần đưa đến bệnh viện. 

- Sau mổ, bệnh nhân nên ngồi dậy và đi lại sớm. 

- Uống nhiều nước để tăng lượng nước tiểu từ 2-3 lít/ngày 

- Rút ống thông bàng quang từ 1 – 2 ngày sau mổ và ra viện: Mọi sinh hoạt trở lại bình thường, không cần dùng thuốc sau mổ. Bệnh nhân được hẹn khám lại sau 2 tuần với phim chụp để xác định đã hết sỏi và rút sonde JJ. 

-  Để tránh sỏi tái phát, người bệnh cần uống thường xuyên khoảng 2 lít nước/ngày giúp việc hoà loãng các chất dễ gây sỏi trong nước tiểu và khám bác sĩ chuyên khoa tiết niệu ít nhất 1 lần/năm. 

Bệnh nhân có tình trạng hẹp niệu quản, niệu đạo, hoặc đang nhiễm khuẩn tiết niệu không nên mổ nọi soi. 



Tác giả: TMH