Tìm hiểu về loạn thị và cách chữa loạn thị

Tìm hiểu về loạn thị và cách chữa loạn thị
Bạn cần biết những gì về loạn thị và cách chữa loạn thị?

1. Loạn thị là gì?

Loạn thị là một tật khúc xạ khiến cho thị lực giảm sút. Loạn thị xảy ra khi giác mạc có hình dạng không đều hoặc do thể thủy tinh có độ cong bất thương. Khi đó, ánh sáng không tập trung chính xác vào võng mạc, khiến thị lực bị ảnh hưởng.

Loạn thị thường đi kèm với các tật khúc xạ như cận thị và viễn thị. Loạn thị có thể được điều chỉnh bằng cách đeo kính hoặc thực hiện thủ thuật giác mạc ortho-k, phẫu thuật laser....

Loạn thị có thể sinh ra do di truyền, bẩm sinh hoặc do chấn thương mắt, do ảnh hưởng của phẫu thuật mắt. Trong trường hợp cá biệt, loạn thị có thể do tình trạng giác mạc hình nón (giác mạc mỏng hơn và có dạng nón). Trong trường hợp này, loạn thị không điều trị được bằng cách đeo kính.

2. Chẩn đoán loạn thị và cách chữa

Loạn thị có thể được chẩn đoán thông qua việc kiểm tra mắt toàn diện. Trước tiên, các bác sĩ sẽ tiến hành đo thị giác bằng cách cho bệnh nhân đọc bảng chữ cái ở một khoảng cách nhất định. Sau đó, người bệnh sẽ được đo độ cong giác mạc bằng dụng cụ chuyên dụng. Phương pháp này sử dụng nguyên lí tập trung vòng tròn ánh sáng trên giác mạc rồi đo sự phản xạ của nó để tính toán độ cong giác mạc.

Một phương pháp nữa cũng có thể được dùng đến để chẩn đoán loạn thị và cách chữa phù hợp là chống khúc xạ. Bác sĩ sẽ dùng máy Photopter để đo độ sáng và đánh giá sức tập trung gần đúng của mắt.

Tìm hiểu về loạn thị và cách chữa loạn thị - Ảnh 1.

Minh họa hình ảnh mắt bị loạn thị (Ảnh: Internet)

Các kết quả từ các thử nghiệm khác nhau sẽ được kết hợp để đưa ra chẩn đoán về mức độ loạn thị và cách chữa hợp lý cũng như để đo kính trong trường hợp cần thiết.

Sau khi bác sĩ đưa ra chẩn đoán loạn thị và cách chữa phù hợp, bệnh nhân có thể được điều trị bằng một trong số những phương pháp điều trị phổ biến sau tùy vào tình trạng cụ thể:

- Đeo kính: Đeo kính gọng hoặc kính áp tròng để điều chỉnh lập tức tật loạn thị. Hai phương pháp này có chi phí rẻ, tác dụng tức thì nhưng lại có thể gây nhiều khó khăn, bất tiện cho người bị loạn thị trong sinh hoạt.

- Orthokeratology (ortho-k): Bác sĩ sẽ lắp một ống kính tiếp xúc cứng để định hình giác mạc trong một thời gian giới hạn. Phương pháp này phù hợp với các bệnh nhân không thể phẫu thuật hoặc đang chờ phẫu thuật.

- Phẫu thuật Laser và các phẫu thuật khúc xạ khác: Hình dạng giác mạc sẽ được điều chỉnh qua các phẫu thuật khúc xạ như LASIK, PRK. Những phương pháp này khá tốn kém nhưng giải quyết gần như triệu để vấn đề.

Tác giả: Nụ Nguyễn