Bệnh gout là bệnh lý về xương khớp thường gặp ở nhóm tuổi trung niên, mặc dù vậy hiện nay tỷ lệ người trẻ mắc bệnh gout cũng đang gia tăng đáng kể. Có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh gout như bẩm sinh, di truyền, thói quen ăn uống làm tăng acid uric máu...
- Bệnh gout bẩm sinh (bệnh Lesch – Nyhan) do thiếu enzym HGPRT nên nồng độ acid uric máu tăng cao ngay từ nhỏ, bệnh có biểu hiện toàn thân, ở thận, thần kinh và khớp. Đây là thể bệnh nặng nhưng rất hiếm gặp.
- Bệnh gout nguyên phát có liên quan với yếu tố di truyền (hay còn gọi là cơ địa), quá trình tổng hợp purin nội sinh tăng nhiều gây tăng acid uric máu. Đây là nguyên nhân hay gặp nhất của bệnh gout. Nếu nói người này có cơ địa bị bệnh gout thì có nghĩa là người đó có khả năng sản sinh và kết tủa acid uric máu nhiều hơn những người khác trong cùng điều kiện sống như nhau.
Để kiểm tra có mang cơ đại tăng acid uric hay không không cần dựa vào một số yếu tố như
- Trong gia đình có nhiều người bị mắc bệnh gout hay khong
- Tăng acid uric vì thừa cân, béo phì
Ngoài ra bệnh gout thứ phát còn xảy ra do nhiều bệnh lý khác: Do tăng thoái giáng purin nội sinh (phá hủy nhiều tế bào): bệnh đa hồng cầu, bệnh bạch cầu mạn thể tủy, bệnh Hodgkin, sarcom hạch, đa u tủy xương hoặc dùng thuốc hủy tế bào trong điều trị ung thư; do giảm thải acid uric qua thận: bệnh thận mạn, suy thận.
Do tăng axid uric trong máu (> 420mol/l đối với nam và >360mol/l đối với nữ, khi tăng nó sẽ lắng đọng ở các cơ quan, tổ chức của cơ thể dưới dạng tinh thể urat (ở màng hoạt dịch gây viêm khớp ; ở thận gây viêm thận kẽ, sỏi tiết niệu dần dẫn đến suy thận; sụn xương: sụn khớp, sụn vành tai; ở các mô dưới da: khuỷu tay, mắt cá, gối hình thành hạt tophy...).
Tuy nhiên không phải acid uric trong máu cao là bị chẩn đoán mắc bệnh gout. Để biết bạn có mắc bệnh gout hay không, các bác sĩ cần làm thêm một số xét nghiệm lâm sàng khác để biết chính xác tình trạng sức khỏe mà cơ thể đang gặp phải.
Cách phòng tránh bệnh gout
Bệnh gout là căn bệnh liên quan trực tiếp đến chế độ ăn uống, do vậy để phòng tránh bệnh gout bạn cần:
- Hạn chế ăn, uống các thực phẩm có nhiều purin như thịt, cá, bia, rượu, phủ tạng động vật (lòng, gan, tim, cật), các thức ăn gây toan máu (các chất đạm, các chất có vị chua…)
- Tăng cường ăn các thức ăn gây kiềm hóa máu (rau xanh, các thức uống có kiềm như nước soda).
- Tránh dùng các thuốc gây ức chế bài tiết hoặc tăng tái hấp thu acid uric ở ống thận.
- Kiểm soát cân nặng, tập thể dục thường xuyên để loại bỏ những phần mỡ thừa trong cơ thể, kiểm soát BMI
Tùy vào từng thể trạng bệnh của mỗi người mà việc điều trị cũng sẽ có sự khác nhau. Mục tiêu quan trọng trong điều trị bệnh gout là giảm acid uric máu. Để làm được điều này, bệnh nhân có thể thuốc ức chế tổng hợp acid uric hoặc tăng đào thải acid uric qua thận (thuốc tăng đào thải acid uric hiện ít dùng vì nguy cơ gây sỏi thận cao), dùng các thuốc gây kiềm hóa máu để ngăn cản quá trình kết tinh của acid uric.
Sử dụng bài thuốc đông y của những đơn vị có uy tín, giúp thay đổi cơ địa để hạn chế khả năng tăng và kết tủa acid uric. Với cách dự phòng và điều trị như trên, những người có yếu tố cơ địa bị gout vẫn có thể không bị tăng acid uric máu, hoặc tăng acid uric máu nhưng không bị kết tủa acid uric, nghĩa là không bị bệnh gout.