Cơ chế gây hen của aspirin là do aspirin ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa axit arachidonic, dẫn đến tăng sản xuất cysteinyl leukotrienes, là một loạt các hóa chất liên quan đến phản ứng viêm của cơ thể. Trong đó phản ứng viêm của cơ thể chính là cơ chế bệnh sinh của hen phế quản.
- Aspirin ngăn chặn enzyme COX-1 làm ảnh hưởng đến việc sản xuất thromboxane và các chất tuyến tiền liệt chống viêm. Mà nồng độ tuyến tiền liệt được cho là các tác dụng bảo vệ phổi. Điều này khiến cho leukotrien gây viêm càng được tăng sinh, làm trầm trọng thêm bệnh hen suyễn và các triệu chứng giống như dị ứng.
- Cơ chế gây hen của aspirin là do aspirin còn thể hiện ở việc aspirin làm rối loạn chuyển hóa axit arachidonic gây sản xuất quá mức 15-lipoxygenase và eoxins bởi các bạch cầu ái toan được phân lập từ máu của cá nhân với AERD; một số sản phẩm này có thể giúp thúc đẩy phản ứng viêm.
- Sự biểu hiện quá mức của cả thụ thể cysteinyl leukotriene 1 và enzyme leukotriene C4 synthase trong mô hô hấp của bệnh nhân hen suyễn do aspirin có khả năng liên quan đến tăng đáp ứng với leukotrien và tăng sản xuất leukotrien do rối loạn axit arachidonic. Điều này có thể được coi là 1 cơ chế gây hen của aspirin.
- Sự gắn kết của tiểu cầu với một số bạch cầu trong máu của bệnh nhân hen suyễn do aspirin cũng đã được chứng minh là góp phần vào việc sản xuất quá mức của leukotrien.
- Cơ chế gây hen của aspirin còn được theo dõi trên bạch cầu ái toan. Bạch cầu ái toan phân lập từ máu của các đối tượng hen suyễn do aspirin sản xuất quá nhiều axit 15-hydroxyeicosatetraenoic và eoxin C4 khi chịu sự tác động của axit arachidonic. Sử dụng aspirin cho những đối tượng nhạy cảm với aspirin làm các tế bào tăng sản xuất eoxin. Những kết quả này cho thấy rằng 15-lipoxygenase và một số chất chuyển hóa của nó như eoxin C4, đang góp phần gây ra hen suyễn do aspirin.
Theo cơ chế gây hen của aspirin thì thuốc aspirin và các thuốc cùng nhóm chống viêm giảm đau không steroid có khả năng gây co thắt phế quản làm kích hoạt cơn hen hoặc khiến các cơn hen trở nên trầm trọng hơn. Đặc biệt là ở những bệnh nhân bị viêm xoang hoặc polyp mũi sẽ càng nhạy cảm với asperin.
Tùy vào mức độ mẫn cảm aspirin mà các bệnh nhân hen sẽ có phản ứng và triệu chứng khác nhau. Nhưng thông thường, sau dùng aspirin 1 giờ, các cơn hen cấp tính sẽ xuất hiện.
Các triệu chứng đi kèm có thể là chảy nước mũi, phát ban da ở phần trên cơ thể, đỏ và ngứa mắt, chảy nước mắt,.... Đối với bệnh nhân bị mẫn cảm aspirin nặng, dùng aspirin liều cao có thể xảy ra triệu chứng sốc phản vệ, mất ý thức, ngưng thở.
Vì lý do trên, bác sĩ thường khuyến cáo các bệnh nhân hen không nên dùng thuốc aspirin để tránh kích thích cơ chế gây hen của aspirin. Thuốc chống chỉ định với những bệnh nhân bị mẫn cảm với aspirin.
Dựa vào cơ chế gây hen của aspirin thì những người bị mẫn cảm với aspirin cần phải tránh xa aspirin để bảo vệ hệ hô hấp của mình. Vậy làm thế nào để biết bản thân có bị mẫn cảm aspirin hay không? Cách chính xác nhất là làm xét nghiệm kích thích với aspirin!
Hiện nay có 4 loại xét nghiệm kích thích với aspirin là:
- Xét nghiệm kích thích đường uống: Các bác sĩ sẽ cho bệnh nhân uống aspirin với liều khởi đầu có thể là 20,25mg, sau đó tăng dần liều lượng và theo dõi phản ứng cũng như cơ chế gây hen của aspirin tại khoang miệng và cổ họng.
- Xét nghiệm kích thích tại mũi: Bác sĩ sẽ xịt khoảng 8mg/ml tại mũi và tăng liều sau mỗi 30 phút, liên tục theo dõi các phản ứng để đánh giá nguy cơ.
- Xét nghiệm kích thích phế quản: Thường sử dụng aspirin-lysine để thực hiện xét nghiệm tìm hiểu cơ chế gây hen của aspirin. Đây là phương pháp được sử dụng rộng rãi tại châu Âu.
- Xét nghiệm kích thích đường tĩnh mạch: Các bác sĩ sẽ tiêm aspirin cho bệnh nhân với liều lượng nhỏ, sau đó theo dõi phản ứng và tăng dần liều lượng.