Tìm hiểu về chứng rối loạn tiền kinh nguyệt

Tìm hiểu về chứng rối loạn tiền kinh nguyệt
3 – 8% trường hợp gặp phải các triệu chứng trầm trọng hơn là rối loạn hoảng loạn hay rối loạn nặng tiền kinh nguyệt (premenstrual disphoric disorder). Các trường hợp này thường gặp phải các triệu chứng nghiêm trọng hơn so với rối loạn tiền kinh nguyệt thông thường.

Rối loạn tiền kinh nguyệt là gì?


Rối loạn tiền kinh nguyệt (premenstrual syndrome) là một triệu chứng diễn ra ở nữ giới vào tuần cuối của giai đoạn hoàng thể (sau khi rụng trứng) và mất ngay khi bắt đầu xuất hiện “đèn đỏ”.

Bên cạnh đó, có khoảng 3 – 8% trường hợp gặp phải các triệu chứng trầm trọng hơn là rối loạn hoảng loạn hay rối loạn nặng tiền kinh nguyệt (premenstrual disphoric disorder). Các trường hợp này thường gặp phải các triệu chứng nghiêm trọng hơn so với rối loạn tiền kinh nguyệt thông thường.

Ảnh 1.



Những biểu hiện của rối loạn tiền kinh nguyệt


Triệu chứng tiền kinh nguyệt thường xuất hiện ở 2 dạng: thể chất và tâm lý. Các bạn có thể rơi vào trạng thái khó chịu, rối loạn giấc ngủ, thay đổi khẩu vị, căng và tức ngực, nhức đầu, mọc nhiều mụn, rối loạn tiêu hóa… Ngoài ra, tâm lý của chúng ta cũng trở nên căng thẳng, hay lo lắng, dễ nóng giận hơn…

Đối với các trường hợp rối loạn hoảng loạn hay rối loạn nặng tiền kinh nguyệt, chúng ta có thể mắc phải các triệu chứng về tâm lý khác như hoảng loạn, khó chịu, dễ nóng giận, căng thẳng, lo âu, có cảm giác tuyệt vọng sâu sắc, mệt mỏi, tính khí thay đổi, khó tập trung, rối loạn giấc ngủ, thậm chí còn có thể bị trầm cảm nữa đó!

Nguyên nhân của hội chứng rối loạn tiền kinh nguyệt


Sự thay đổi của chu kỳ hormone được coi là một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến rối loạn tiền kinh nguyệt. Các triệu chứng rối loạn này thay đổi có tính chu kỳ theo những chu kỳ hormone của cơ thể nữ giới và cũng kết thúc khi có thai hoặc mãn kinh.

Ngoài ra, có một số nguyên nhân khác cũng góp phần gây nên hội chứng này như những thay đổi hóa học trong não bộ, stress, thiếu hụt vitamin và khoáng chất, ăn quá nhiều muối hay sử dụng các đồ uống có chứa caffein…

Ảnh 2.



Nên làm gì khi bị rối loạn tiền kinh nguyệt?


Trước ngày đèn đỏ, các bạn gái có thể sử dụng một số loại thuốc như thuốc giảm đau, kháng viêm, thuốc chống trầm cảm hoặc thuốc ngừa thai… nhằm giảm tình trạng khó chịu như trên. Tuy nhiên, việc sử dụng cần tuyệt đối tuân theo sự chỉ dẫn của bác sĩ.

Trong thời gian đèn đỏ, chúng ta nên bổ sung các vi chất như magiê, canxi, kẽm, sắt… cho cơ thể thông qua các chế độ ăn uống hoặc thực phẩm chức năng. Bên cạnh đó, các bạn cũng có thể kết hợp với các bài thể dục nhẹ nhàng hoặc các biện pháp massage để mang lại hiệu quả tích cực hơn nhé!

Khi những triệu chứng của chứng rối loạn tiền kinh nguyệt xuất hiện với mức độ kéo dài và nặng hơn, các bạn nên đi khám bác sĩ ngay để tránh nguy hiểm. Rất có thể, chúng ta đã mắc phải tình trạng lạc nội mạc tử cung đó!



Tác giả: Sand