Tìm hiểu về chứng câm có chọc lọc ở trẻ nhỏ

Tìm hiểu về chứng câm có chọc lọc ở trẻ nhỏ
Chứng câm có chọn lọc là một triệu chứng rối loạn lo âu khiến trẻ không thể nói được ở một số nơi nhất định như trường học hay nơi đông người. Chứng câm có chọn lọc có thể ảnh hưởng xấu đến cuộc sống của trẻ. Do đó, cần hiểu rõ bệnh để có thể phát hiện và điều trị sớm hội chứng này ở trẻ.

1. Chứng câm có chọn lọc là gì?

Chứng câm có chọn lọc là một rối loạn lo âu thời thơ ấu phức tạp. Nếu mắc phải hội chứng này, trẻ sẽ không có khả năng nói và giao tiếp có hiệu quả trong một số môi trường nhất định như trường học hay nơi đông người. Tuy nhiên, chúng có thể nói và cư xử bình thường ở những môi trường khác mà trẻ thấy thoải mái và an toàn.

Hơn 90% trẻ mắc chứng câm có chọn lọc cũng mắc chứng sợ xã hội hoặc rối loạn lo âu xã hội. Trẻ mắc hội chứng này sẽ cảm thấy sợ hãi khi phải nói, giao tiếp nơi đông người.

Không phải tất cả trẻ em đều biểu hiện sự lo âu theo cùng một cách giống nhau. Một số có thể hoàn toàn im lặng, không thể nói hay giao tiếp với bất cứ ai. Trẻ có cảm giác đóng băng, vô cảm, không cảm xúc và có thể bị cô lập. Trẻ ít nghiêm trọng hơn có thể trông thoải mái khi trò chuyện với chỉ một vài trẻ khác nhưng không thể nói và giao tiếp với giáo viên và hầu hết các bạn khác.

2. Nguyên nhân trẻ mắc phải chứng câm có chọn lọc

2.1 Yếu tố di truyền

Phần lớn trẻ mắc hội chứng này có khuynh hướng di truyền với hội chứng lo âu. Nói cách khác, trẻ có thể đã bị di truyền chứng lo âu từ một hay nhiều thành viên trong gia đình. Rất thường xuyên, những đứa trẻ này có dấu hiệu lo lắng nghiêm trọng như lo âu chuyện chia ly, thường xuyên nổi cáu và khóc, ủ rũ, không linh hoạt, khó ngủ và cực kỳ ngại ngùng, xấu hổ khi còn nhỏ.

2.2 Tính cách

Trẻ em bị câm có chọn lọc thường có tính ức chế nghiêm trọng, quá nhút nhát và sợ hãi. Các nghiên cứu cho thấy người có tính ức chế nghiêm trọng dễ bị lo lắng hơn những người khác. Chúng sợ phải tới nơi đông người như trường học, bữa tiệc sinh nhật, họp mặt gia đình...

2.3 Rối loạn xử trí cảm giác

Một vài trẻ câm có chọn lọc bị rối loạn xử trí cảm giác, có nghĩa là chúng nhạy cảm với âm thanh, ánh sáng, xúc giác, vị giác và khứu giác. Điều này đôi khi có thể làm cho trẻ hiểu sai các tín hiệu xã hội và môi trường, nên dẫn đến gây lo lắng và thất vọng. Dần dần, trẻ sẽ tự động tách và rút ra khỏi những hoạt động, tình huống như vậy.

2.4 Ảnh hưởng của ngôn ngữ

Một số trẻ em (20 - 30%) bị câm có chọn lọc là thành viên của một gia đình đa ngôn ngữ, được tiếp xúc với nhiều ngôn ngữ thời thơ ấu hay sống ở nước ngoài. Những đứa trẻ này bị căng thẳng khi phải nói nhiều ngôn ngữ, dẫn đến bất an, dần dần mức độ lo âu càng cao và có thể gây câm.

2.5 Yếu tố môi trường

Đôi khi, hành vi và thái độ của bố mẹ cũng có thể quyết định hành vi của trẻ. Ví dụ như nếu trẻ sợ nói sai, không đúng sẽ bị trách mắng, nên không dám nói, lâu dần sẽ khiến trẻ không nói chuyện nữa và dẫn đến hội chứng câm có chọn lọc.

3. Sự khác nhau giữa câm có chọn lọc và câm do chấn thương

Trẻ mắc chứng câm có chọn lọc có thể nói trong ít nhất một môi trường và ít khi câm hoàn toàn trong tất cả các môi trường. Hầu hết có tính ức chế và biểu hiện lo âu xã hội. Đối với trẻ câm có chọn lọc, chúng im lặng để tránh những cảm giác lo lắng do các cuộc gặp gỡ xã hội

Trẻ câm do chấn thương thường phát triển đột ngột trong mọi tình huống. Ví dụ, một đứa trẻ chứng kiến cái chết của người thân hay các sự việc đau thương khác, vì quá sốc hay tổn thương, chúng trở nên câm lặng trong tất cả các môi trường.

Điều quan trọng nên hiểu là trẻ câm có chọn lọc có thể bắt đầu câm ở trường và trong một số trường hợp, môi trường khác. Vì cảm xúc tiêu cực, hiểu lầm có thể làm tăng căng thẳng dẫn đến câm trong tất cả các trường hợp.

4. Đặc điểm phổ biến nhất của trẻ mắc chứng câm có chọn lọc

Những đứa trẻ mắc chứng câm có chọn lọc thường có một số biểu hiện như sau:

+ Không thoải mái khi đến môi trường xa lạ, đám đông không quen biết. Không thể nói được trong một số trường hợp cụ thể (như khi bị bắt giới thiệu trước đám đông, phát biểu trong lớp học)

+ Trẻ biểu lộ sự nhút nhát quá mức và thường xuyên cảm thấy lo lắng,

+ Cứng đờ người khi có người lạ hỏi đến mình

+ Không thể giao tiếp bằng mắt, không thể nhìn vào mắt người đối diện

+ Mặt trở nên căng thẳng và trống rỗng, không cảm xúc, rất ít khi mỉm cười, thường xuyên nhìn lơ đãng

+ Cử chỉ vụng về, không linh hoạt

+ Phản ứng một cách chậm chạp trước yêu cầu hay câu hỏi của người khác.

+ Thường xuyên tách riêng, chơi một mình, không nói chuyện ở trường học...

156077631494

Trẻ mắc chứng câm có chọn lọc thường xuyên tự tách riêng, không nói chuyên với bạn bè (Ảnh: Internet)

5. Chẩn đoán trẻ mắc chứng câm có chọn lọc

Hầu hết trẻ được chẩn đoán câm có chọn lọc từ 3 - 8 tuổi. Việc chẩn đoán và điều trị bệnh này rất quan trọng vì nếu kéo dài, có thể dẫn đến các rối loạn tâm lý khác, khiến trẻ mất tự tin và bị cô lập.

Nếu thấy trẻ có các triệu chứng trên nên đến gặp bác sĩ để thăm khám. Bác sĩ sẽ dựa trên các tiền sử gia đình, ảnh hưởng của các yếu tố bên ngoài và các triệu chứng gặp phải cùng những bài kiểm tra nhanh để chẩn đoán trẻ có phải mắc bệnh câm có chọn lọc hay do những rối loạn tâm lý khác.

6. Điều trị chứng câm có chọn lọc ở trẻ

6.1 Liệu pháp hành vi

Liệu pháp hành vi là một các hiệu quả để điều trị chứng câm có chọn lọc. Việc điều trị dựa trên việc tìm hiểu hành vi của trẻ và nguyên nhân khiến chúng lo lắng. Trẻ sẽ được tập luyện tiếp xúc với môi trường ít người để giúp chúng luyện nói, sau đó tăng dần số người lên. Bằng cách này giúp trẻ giảm lo lắng và thấy thoải mái hơn.

6.2. Điều trị lo âu khi giao tiếp xã hội

Phương pháp này sẽ được lên kế hoạch điều trị riêng cho từng trẻ. Bố mẹ, nhà trường, bạn bè và bác sĩ phối hợp với nhau đề ra những chiến thuật điều trị giúp trẻ có thể tương tác, giảm dần mức độ lo lắng, sợ hãi. Phương pháp điều trị sẽ bao gồm nhiều chiến thuật khác nhau để giúp trẻ vượt qua các mức độ lo âu khác nhau.

6.3 Liệu pháp hành vi nhận thức

Bác sĩ tâm lý sẽ giúp trẻ sửa đổi nhận thức, thoát khỏi những suy nghĩ, lo lắng tiêu cực, tạo cho trẻ có động lực, suy nghĩ tích cực. Nói chung, những đứa trẻ mắc chứng câm có chọn lọc thường có biểu hiện sợ hãi, cứng đờ người khi phải đối mặt với người lạ hay nghe được một số âm thanh, tiếng nói nào đó. Liệu pháp này thường làm tăng sự tự tin, nhấn mạnh các giá trị tích cực và giảm sự lo lắng cho trẻ.

6.4 Tăng sự tự tin cho trẻ

Những trẻ bị chứng câm chọn lọc cần sự hỗ trợ từ người thân để chống lại căn bệnh này. Một vài lời khen ngợi có thể đem đến những tác dụng kỳ diệu.

Ví dụ, nếu trẻ chơi nhạc cụ giỏi, hãy để bé thể hiện tài năng của mình trước mặt gia đình, khuyến khích trẻ nói về niềm đam mê của mình với những người mà chúng cảm thấy thoải mái. ĐIều này không chỉ giúp xây dựng sự tự tin mà còn giúp trẻ luyện tập khả năng giao tiếp.

6.5 Sự tham gia của cha mẹ

Cha mẹ nên hiểu về bệnh tình của con mình và tham gia vào việc trị liệu cho trẻ. Việc điều trị rất cần sự kiên nhẫn và đồng cảm. Nếu trẻ không muốn làm, tốt nhất đừng bắt ép chúng. Sự cưỡng ép càng làm cho chúng thấy lo lắng và căng thẳng hơn. Nên tâm sự cùng trẻ, khơi gợi cho trẻ nói về những nỗi sợ hãi mà chúng phải trải qua.

khac-phuc-chung-im-lang-co-chon-loc-o-tre-nho-e1535881209671

Cha mẹ cần kiên nhẫn khi điều trị chứng câm có chọn lọc ở trẻ (Ảnh: Internet)

6.6. Thuốc

Trong một số trường hợp, những liệu pháp trên không mang lại hiệu quả, bác sĩ có thể khuyên dùng thuốc để hỗ trợ giúp làm giảm bớt sự lo âu, căng thẳng cho trẻ.

7. Lời khuyên cho các bậc cha mẹ có con mắc phải chứng câm có chọn lọc

Dưới đây là một số lời khuyên có thể giúp ích cho trẻ

+ Không bao giờ ép con bạn nếu chúng không thoải mái, hay không thích làm

+ Nói cho con bạn hiểu về tình hình của chúng, hãy để trẻ biết rằng, đôi khi bạn cũng trải qua những nỗi sợ hãi hay khó chịu như vậy. Khuyến khích con nói chuyện bất cứ khi nào chúng thấy thoải mái.

+ Trấn an con bạn rằng vẫn ổn khi chúng giải thích bằng cử chỉ tay hay nét mặt đến khi nào chúng thực sự sẵn sàng giải thích bằng lời nói.

+ Nếu con bạn cố gắng nói trước đám đông, đừng khen ngợi chúng ngay lúc đó vì có thể khiến chúng thấy bối rối. Hãy chờ đến khi về nhà và khen ngợi chúng.

+ Nếu con bạn đã cố gắng những vẫn không nói được, đừng tỏ ra thất vọng, hãy thật kiên nhẫn, và trấn an trẻ rằng mọi thứ rồi sẽ ổn.

+ Nói chuyện với gia đình và bạn bè về tình trạng của trẻ để có biện pháp hỗ trợ tốt nhất.

Điều rất quan trọng là bạn nên báo cáo tình trạng của trẻ với bác sĩ ngay khi bạn nghi ngờ bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nào ở trẻ. Đừng phớt lờ bất cứ dấu hiệu bất thường nào. Điều trị và hỗ trợ đúng cách sẽ giúp trẻ khỏe hơn và có một cuộc sống bình thường.



Tác giả: Thư Trinh