Tìm hiểu về các xét nghiệm cận lâm sàng trong chẩn đoán ung thư vòm họng

Tham vấn chuyên môn: - Bác sĩ Chuyên khoa I Bệnh viện Quân Y 108
Tìm hiểu về các xét nghiệm cận lâm sàng trong chẩn đoán ung thư vòm họng
Trong chẩn đoán ung thư vòm họng thì việc làm các xét nghiệm hay sinh thiết là điều không thể thiếu. Trong chẩn đoán lâm sàng ung thư vòm họng bệnh nhân có thể sẽ được yêu cầu làm các xét nghiệm dưới đây.

1. Các xét nghiệm lâm sàng trong chẩn đoán ung thư vòm họng

1.1.  Nội soi

Nội soi là một trong những bước xét nghiệm thường gặp nhất trong chẩn đoán các bệnh bên trong cơ thể, có thể kể đến như đường tiêu hoá, hầu họng, tai - mũi,...

Trong chẩn đoán ung thư vòm họng nội soi được áp dụng bằng gương gián tiếp. Một số trường hợp có thể phải tiến hành soi bằng ống mềm với ánh sáng lạnh để đánh giá chính xác khối u và bấm sinh thiết tế bào trong vòm họng.

1.2. Xét nghiệm tế bào và mô bệnh học

Xét nghiệm tế bào và mô bệnh học là những xét nghiệm cận lâm sàng được sử dụng trong chẩn đoán ung thư vòm họng, cụ thể như sau:

- Chẩn đoán tế bào

- Dùng phương pháp quyệt vòm cho các u ở vòm không rõ

- Dùng kim chọc hút hạch cổ

- Chẩn đoán mô bệnh học:

Thực hiện bằng bấm sinh thiết u qua đường mũi hoặc họng miệng- Kết quả thường thấy hình ảnh tổn thương như sau:

- Ung thư biểu mô không biệt hoá 86,6%

- Ung thư biểu mô vảy không sừng hoá 7,68%

- Ung thư biểu mô vảy sừng hoá 0,9%

- Ung thư biểu mô tuyến nang 0,23%

- Các loại khác 4,54%

Những trường hợp cá biệt phải chẩn đoán ung thư vòm họng gián tiếp qua sinh thiết hạch cổ.

1.3. Chẩn đoán hình ảnh

- Chụp sọ tư thế Hirtz, Blondeau, sọ nghiêng

- Khi có điều kiện chụp Scaner (CT) hoặc cộng hưởng từ hạt nhân (MRI)

- Siêu âm ổ bụng để tìm di căn

- Chụp xạ hình xương để tìm các ổ vi di căn sớm ở hệ thống xương.

- Chụp phổi để đánh giá tình trạng tim phổi, trung thất.

1.4. Xét nghiệm sinh hoá

- Thử các phản ứng IgA/VCA; IgA/EA; IgA/EBNA trước, trong và sau điều trị để đánh giá tiên lượng.

2. Vài nét về bệnh ung thư vòm họng

Ung thư vòm họng là bệnh nguy hiểm đứng đầu trong các loại ung thư vùng đầu - mặt - cổ. Bệnh thường diễn biến nhanh, tỉ lệ mất mạng rất cao. Đây là 1 trong 10 loại ung thư phổ biến trên thế giới.

Bệnh ung thư vòm họng thường xuất phát từ các tế bào biểu mô ở vùng vòm họng.

Nguyên nhân gây ung thư vòm họng chưa được xác định chính xác. Hút thuốc lá nhiều, quan hệ bằng đường miệng hoặc nhiễm virus Epstein-Barr được cho là những nguyên nhân có thể gây ra ung thư vòm họng.

Triệu chứng ung thư vòm họng giai đoạn sớm thường không có biểu hiện gì quá rõ ràng, chính vì vậy việc chẩn đoán bệnh gặp nhiều khó khăn và cũng dễ bị nhầm lẫn với các bệnh thông thường khác.

Hạch cổ nổi một bên là triệu chứng của ung thư vòm họng rất thường gặp, hạch thường cứng kích thước có thể từ 2 – 3 cm, to thì từ 7 – 8 cm, xung quanh không có dấu viêm nhiễm như sưng, nóng đỏ và đau.

Ban đầu hạch thường di động, sau đó thì dính vào tổ chức xung quanh, vị trí thường là góc hàm, bên cổ.

Tại Việt Nam, tỷ lệ mắc ung thư vòm họng lên tới 12%. Tuy nhiên, có tới 70% người bệnh phát hiện bệnh ở giai đoạn muộn, khiến cơ hội kéo dài sự sống giảm đáng kể.


Tác giả: Kim Phụng