Tìm hiểu về các phương pháp kiểm tra chẩn đoán viêm dạ dày

Tìm hiểu về các phương pháp kiểm tra chẩn đoán viêm dạ dày
Khi bị những cơn đau âm ỉ, ợ chua, ợ hơi,... tại dạ dày bạn nên tới các cơ sở y tế để được kiểm tra chẩn đoán viêm dạ dày và các bệnh đường tiêu hóa khác. Các phương pháp xét nghiệm kiểm tra dạ dày bao gồm: xét nghiệm tìm kiếm HP, nội soi dạ dày, X-quang, xét nghiệm máu,..

Bệnh viêm dạ dày xảy ra khi niêm mạc dạ dày bị viêm sau khi bị tổn thương. Đó là một tình trạng phổ biến với một loạt các nguyên nhân như do thói quen ăn uống không lành mạnh, nhiễm vi khuẩn HP,..

Bệnh có thể được cải thiện nhanh chóng nếu điều trị kịp thời – nhưng nếu không, nó có thể kéo dài gây khó chịu cho người bị bệnh trong nhiều năm. Vậy có những phương pháp kiểm tra chẩn đoán viêm dạ dày nào? Khi nào cần làm kiểm tra?

1. Khi nào cần đi xét nghiệm viêm dạ dày?

Các triệu chứng viêm dạ dày khác nhau giữa các cá nhân, và ở nhiều người không có triệu chứng. Tuy nhiên, khi gặp các triệu chứng dưới đây, bệnh nhân cần đi khám tại những cơ sở y tế uy tín để được chẩn đoán viêm dạ dày kịp thời:

- Buồn nôn, nôn.

- Rối loạn tiêu hóa.

- Bụng đầy hơi, khó tiêu, ợ hơi.

- Đau thượng vị, chướng bụng.

- Có cảm giác nóng rát hoặc gặm nhấm trong dạ dày giữa các bữa ăn hoặc vào ban đêm.

- Nấc, ăn không ngon.

- Nôn ra máu.

- Máu trong phân.

2. Những phương pháp xét nghiệm kiểm tra, chẩn đoán viêm dạ dày

Bệnh viêm dạ dày được chẩn đoán dựa trên các triệu chứng và tiền sử bệnh của bệnh nhân. Mặc dù bác sĩ có khả năng nghi ngờ bệnh nhân mắc bệnh viêm dạ dày sau khi nói chuyện về lịch sử y tế của bạn và thực hiện một vài kiểm tra triệu chứng, họ vẫn sẽ chỉ định 1 số xét nghiệm sau đây để xác định chính xác nguyên nhân và đưa ra kết luận.

2.1. Các xét nghiệm tìm H. pylori

Bác sĩ có thể đề nghị một số các xét nghiệm để xác định xem liệu bệnh nhân có vi khuẩn H. pylori hay không. Loại xét nghiệm mà bệnh nhân cần phải làm sẽ phụ thuộc vào tình trạng của người bệnh hiện tại.

Ảnh 3.

Xét nghiệm máu giúp tìm kiếm vi khuẩn HP (Ảnh: Internet)

Các phương pháp tìm kiếm vi khuẩn H. pylori bao gồm: xét nghiệm hơi thở, xét nghiệm máu hoặc xét nghiệm phân.

Để thực hiện chẩn đoán viêm dạ dày qua xét nghiệm hơi thở, bệnh nhân cần uống một ly nhỏ chất lỏng trong suốt, không vị có chứa carbon phóng xạ. Vi khuẩn H. pylori phá vỡ chất lỏng đó trong dạ dày. Sau đó, bệnh nhân sẽ thổi vào một cái túi và được niêm phong cẩn thận để xét nghiệm chẩn đoán viêm dạ dày do vi khuẩn.

Nếu bệnh nhân bị nhiễm H. pylori, mẫu hơi thở của họ sẽ có chứa carbon phóng xạ.

Ngoài ra, bệnh nhân cũng cũng có thể sàng lọc nhiễm vi khuẩn H.pylori và thiếu máu ác tính bằng xét nghiệm máu.

2.2. Nội soi dạ dày

Trong khi nội soi để chẩn đoán viêm dạ dày, bác sĩ sẽ đưa một ống nối được trang bị một ống kính (nội soi) qua cổ họng xuống thực quản đi tới dạ dày và ruột non của bệnh nhân. Bằng cách sử dụng ống nội soi, bác sĩ sẽ tìm dấu hiệu viêm trong dạ dày.

Ảnh 5.

Nội soi dạ dày thông qua ống và dây nối từ thực quản tới dạ dày (Ảnh: Internet)

Nếu một khu vực đáng ngờ được tìm thấy, bác sĩ có thể loại bỏ các mẫu mô nhỏ để kiểm tra trong phòng thí nghiệm. Việc này được gọi là sinh thiết và chúng cũng có thể xác định được sự hiện diện của H. pylori trong niêm mạc dạ dày của bệnh nhân.

Sinh thiết niêm mạc dạ dày được thực hiện trong khi kiểm tra nội soi, thường được sử dụng ở bệnh nhân để xác định nguyên nhân gây viêm dạ dày mãn tính và có thể cho phép hình dung về sự ăn mòn niêm mạc và các thay đổi niêm mạc dạ dày khác.

2.3. X - quang

Xét nghiệm bằng việc chụp X-quang ổ bụng hoặc barium dùng để kiểm tra xem niêm mạc dạ dày có đang dày lên và có sự xuất hiện của các nếp gấp không - đây là dấu hiệu của viêm dạ dày.

Chùm tia X này sẽ tạo ra hình ảnh của thực quản, dạ dày và ruột non của bệnh nhân để tìm kiếm bất thường. Để làm cho vết loét rõ hơn nhằm chẩn đoán viêm dạ dày chính xác, bệnh nhân có thể nuốt một chất lỏng kim loại màu trắng (có chứa bari) bao phủ đường tiêu hóa.

2.4. Xét nghiệm máu

Bác sĩ có thể thực hiện các xét nghiệm máu khác nhau, chẳng hạn như kiểm tra số lượng hồng cầu của bệnh nhân để xác định xem có bị thiếu máu hay không từ đó có thể chẩn đoán viêm dạ dày. Ngoài ra xét nghiệm máu cũng có thể sàng lọc nhiễm vi khuẩn H.pylori ở người bệnh.

2.5. Xét nghiệm máu trong phân (xét nghiệm phân)

Xét nghiệm này nhằm kiểm tra sự hiện diện của máu trong phân của bạn, một dấu hiệu có thể của bệnh, giúp các bác sĩ chẩn đoán viêm dạ dày được chính xác.

Nguồn dịch:

1. https://www.webmd.com/digestive-disorders/digestive-diseases-gastritis#1

2. https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/gastritis/diagnosis-treatment/drc-20355813


Tác giả: Anh Dũng