Đối với nam, thời gian dậy thì thường diễn ra trong độ tuổi từ 9 – 14. Nếu bé trai đã qua tuổi 14 mà cơ thể không có sự thay đổi về mặt thể chất, có thể con bạn bạn đang mắc chứng dậy thì muộn.
Biểu hiện dậy thì muộn ở trẻ là khi cơ thể không có sự thay đổi khi đã qua tuổi 14 (Ảnh: internet)
Dậy thì muộn ở nam giới được hiểu đó là sự phát triển bình thường của con trai nhưng đến độ tuổi dậy thì lại không có những biểu hiện thay đổi về mặt sinh học.
Dấu hiệu nhận biết con trai đang trong quá trình dậy thì là:
Tinh hoàn và dương vật sẽ có sự thay đổi khi trẻ đến tuổi dậy thì (Ảnh: internet)
- Tinh hoàn lớn dần, dương vật phát triển
- Sự xuất hiện của lông mu
Quá trình dậy thì diễn ra khi tuyến yên bắt đầu tiết ra hai loại hormone là luteinizing (LH) và hormone kích thích nang trứng (FSH) – chất khiến tinh hoàn phát triển và tạo ra hormone nam testosterone.
Nếu bé trai đã qua tuổi 14 mà không có những dấu hiệu trên, thì có thể đến khám bác sĩ để đánh giá về kích thước của tinh hoàn và dương vật. Nếu kết quả kiểm tra cho thấy dương vật và tinh hoàn không lớn hơn thì bé đang bị dậy thì muộn.
Một dấu hiệu giúp bố mẹ nhân biết con sắp đến tuổi dậy thì (trong khoảng 6–12 tháng tới) là tinh hoàn phát triển nhưng có thể dương vật vẫn nhỏ.
Về thể chất, phần lớn các bé trai dậy thì muộn thường thấp hơn so với các bạn đồng trang lứa. Tuy nhiên, bé sẽ đuổi kịp các bạn vào năm 18 tuổi và có chiều cao bình thường như người trưởng thành.
Trường hợp dậy thì muộn ở nam có thể do các nguyên nhân sau:
Bệnh như viêm đại tràng cũng thể là nguyên nhân dẫn đến dậy thì muộn ở trẻ (Ảnh: internet)
- Do bị thiếu hormone luteinizing (LH) và hormone kích thích nang trứng (FSH) hay còn gọi là sự thiếu hụt hormone điều hòa tuyến sinh dục riêng biệt (IGD). Tình trạng này thường xuất hiện ngay từ khi sinh ra, với trường hợp này, hầu hết các bé trai đều có dương vật nhỏ bất thường.
- Tinh hoàn có vấn đề cũng là nguyên nhân khiến bé trai bị dậy thì muộn. Một số nguyên nhân ảnh hưởng đến tinh hoàn như bé đã từng phẫu thuật tinh hoàn hoặc phẫu thuật trị ung thư.
Thông thường các bác sĩ sẽ dùng một vài phương pháp sau để chuẩn đoán con bạn có bị dậy thì muộn hay không:
Thực hiện xét nghiệm testosterone để kiểm tra liệu con bạn có bị dậy thì muộn không (Ảnh: internet)
- Thực hiện kiểm tra vật lý như kiểm tra kích thước dương vật và tinh hoàn.
- Thực hiện một vài xét nghiệm, phổ biến nhất là xét nghiệm testosterone, hormone luteinizing (LH) và hormone kích thích nang trứng (FSH). Hầu hết các xét nghiệm sẽ thực hiện vào buổi sáng, đó là thời điểm mà lượng testosterone cao hơn bình thường. Nam dậy thì muộn có mức testosterone thấp hơn 40.
Khi được chuẩn đoán dậy thì muộn, các bậc cha mẹ nên đưa bé đến các bệnh viện uy tín để điều trị dậy thì muộn ở bé trai càng sớm càng tốt.
Để điều trị dậy thì muộn ở bé trai, thông thường sẽ điều trị bằng cách sử dụng thuốc tiêm trong vòng vài tháng. Sau khi sử dụng thuốc, cân nặng, chiều cao cũng như kích thước dương vật và lông mu của bé sẽ phát triển hơn.
Điều trị dậy thì muộn ở bé trai bằng cách sử dụng thuốc tiêm (Ảnh: internet)
Hầu hết tất cả các trường hợp sau khi tiêm thuốc, quá trình dậy thì này sẽ tiếp tục diễn ra mà không cần phải sử dụng thêm các biện pháp điều trị nào nữa.
Với trường hợp, trẻ mắc phải chứng thiếu hụt hormone điều hòa tuyến sinh dục riêng biệt (IGD) hoặc dương vật bị tổn thương. Thì các bác sĩ sẽ sử dụng phương pháp tăng liều lượng testosterone của cơ thể để điều trị dậy thì muộn ở bé trai.
Tuy nhiên liều lượng testosterone phải tăng theo thời gian và phải tiếp tục bổ sung ngay cả khi đã trưởng thành.
Dậy thì muộn tuy không gây ra các vấn đề nghiêm trọng đến sự phát triển của bé. Nhưng bố mẹ nên lưu ý và thường xuyên quan tâm đến con, chú ý đến các triệu chứng xuất hiện ở trẻ, phát hiện trẻ có bị dậy thì muộn không, để có các phương pháp điều trị dậy thì muộn ở bé trai phù hợp.