Tìm hiểu về các phương pháp bổ sung crom khi cơ thể bị thiếu hụt

Tìm hiểu về các phương pháp bổ sung crom khi cơ thể bị thiếu hụt
Cơ thể con người cần một hàm lượng crom rất nhỏ để giúp cơ thể luôn khỏe mạnh. Nếu có những dấu hiệu của sự thiếu hụt, bạn có thể sử dụng một số phương pháp bổ sung crom dưới đây.

1. Nguy hiểm khi cơ thể thiếu crom

Crom là một khoáng chất vi lượng thiết yếu, được coi là yếu tố dung nạp glucose. Crom kết hợp cùng insulin giúp cho glucose dễ dàng hấp thụ vào trong tế bào. Đối với những người khả năng dung nạp glucose kém như người bị bệnh tiểu đường, hạ đường huyết hoặc béo phì thì cần phải bổ sung crom, đây là điều rất quan trọng. Khi cơ thể không có đủ hàm lượng crom cần thiết, lượng đường trong máu sẽ tăng cao vì lúc này vai trò của insulin bị chặn lại khiến glucose không thể vận chuyển vào trong tế bào được.

Ngoài ra crom tác động tích cực đến thị giác, ngăn ngừa loãng xương ở phụ nữ tiền mãn kinh,...

Chính vì vai trò quan trọng của crom, nên nếu để thiếu hụt, cơ thể sẽ gặp phải những nguy hiểm như:

- Khả năng hấp thu glucose có thể bị rối loạn dẫn đến bệnh tiểu đường

- Thiếu crom cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến bệnh xơ vữa động mạch (arteriosclerosis)

- Tình trạng hấp thu protein bị giảm

- Thiếu crom ảnh hưởng xấu đến huyết áp

- Trong người luôn lo lắng, buồn bực...

Khi có những dấu hiệu của sự thiếu hụt, điều quan trọng là chúng ta cần phải bổ sung đầy đủ và kịp thời. Để cơ thể luôn có hàm lượng crom cần thiết, hãy tìm hiểu một số phương pháp bổ sung crom dưới đây.

2. Phương pháp bổ sung crom thông qua thực phẩm hằng ngày

Phương pháp bổ sung crom đầu tiên đó là sử dụng những thực phẩm chúng ta vẫn hay ăn hằng ngày. Đây là phương pháp an toàn và dễ dàng nhất, bởi trong thực phẩm có đủ hàm lượng dinh dưỡng nói chung và crom nói riêng, đảm bảo cho cơ thể luôn được khỏe mạnh. Một số thực phẩm bổ sung crom bao gồm:

- Thịt, gà và hải sản

- Trứng

- Ngũ cốc nguyên hạt như yến mạch, hạt lanh và chia

- Toàn bộ các loại thực phẩm như gạo và bánh mì

- Trái cây, chẳng hạn như nho, táo, cam và dứa

- Các loại rau như rau bina, bông cải xanh, tỏi và cà chua

- Các loại đậu như đậu, đậu nành và ngô.

Cơ thể chỉ cần một lượng nhỏ crom hàng ngày, và sự hấp thụ của nó tốt nhất khi crom được ăn với các loại thực phẩm giàu vitamin C như cam và dứa. Phương pháp bổ sung crom bằng thực phẩm rất an toàn và có thể áp dụng với mọi người, không lo lắng bởi những nguy hại hay tác dụng phụ.

3. Phương pháp bổ sung crom bằng thuốc uống

Trước khi dùng phương pháp bổ sung crom bằng thuốc, cần chú ý và nói với bác sĩ xem liệu cơ thể bạn có đang dị ứng với thành phần nào của thuốc hay không, tình trạng cơ thể gần đây như thế nào, để bác sĩ có thế có cái nhìn tổng quan nhất và đưa ra phương án điều trị thích hợp.

Thông thường phương pháp bổ sung crom qua thuốc ít khi sử dụng vì cơ thể chúng ta ít khi bị thiếu, nhưng trong trường hợp sức khỏe cần sử dụng thì nên lưu ý một số vấn đề sau.

Về liều dùng

Liều dùng khi sử dụng phương pháp bổ sung crom bằng thuốc rất quan trọng, nên cần biết hàm lượng khuyến cáo để bổ sung hợp lý.

- Những người bị bệnh tiểu đường loại 2 uống 200 đến 1000 mcg crom hàng ngày và được chia làm nhiều liều trong một ngày.

- Phụ nữ đang mang thai cần bổ sung cho cơ thể khoảng 30 mcg crom/ngày và sau sinh em bé là khoảng 45 mcg/ngày.

- Đối với trẻ em dưới 18 tuổi sẽ cần khoảng 28 mcg mỗi ngày. Còn với người trên 18 tuổi sẽ cần bổ sung khoảng 43mcg mỗi ngày.

Tác dụng phụ của crom

- Đối với một số trường hợp, crom có thể sẽ gây ra tình trạng như là nhức đầu, mất ngủ, buồn nôn khó chịu.

- Nếu lạm dụng và sử dụng quá nhiều, có thể gây ra tình trạng thiếu máu, tan máu, suy thận, giảm tiểu cầu hay rối loạn chức năng gan.

Trong một số trường hợp, bạn có thể không thấy tác dụng phụ hoặc dấu hiệu không rõ ràng, không quá nghiêm trọng. Vậy nên nếu có bất kỳ điều gì bất thường xảy ra, hãy đến gặp bác sĩ để được hướng dẫn.

Phân biệt crom

- Cần phân biệt crom hóa trị ba (cr+3) là rất cần thiết cho cơ thể và crom hóa trị (cr+6) trong công nghiệp. (Cr+6) cực kỳ độc hại. (Cr+6) có thể gây ra tình trạng rối loạn phổi nghiêm trọng, gây ra bệnh ung thư ở người lao động. Ngoài ra, bạn cần lưu trữ chúng ở những nơi khô ráo, thoáng mát, tránh nhiệt và độ ẩm.

- Crom có thể tương tác được với nhiều loại thuốc và thảo dược khác nhau bao gồm: Thuốc chống axit; Axit acobic; Antidiabetic; Thuốc sắt, thuốc kẽm. Chúng có thể gây ra ảnh hưởng tới kết quả xét nghiệm như xét nghiệm nồng độ HDL, xét nghiệm đường huyết, triglycerid...

Mức độ an toàn của thuốc bổ sung crom

Phương pháp bổ sung crom bằng thuốc sẽ an toàn nếu chúng ta không sử dụng quá liều và tuân thủ một số quy tắc như:

- Đối với trẻ em, phụ nữ có thai và cho con bú, không nên dùng quá nhiều theo liều lượng đã quy định.

- Crom cũng không nên dùng cho những người bị bệnh thận.

- Nếu bạn đang bị bệnh tiểu đường, cần sử dụng cẩn thận các sản phẩm chứa crom và phải theo dõi nồng độ đường huyết.

- Trong trường hợp dùng quá liều, sẽ ảnh hưởng đến thành phần hóa học trong não bộ, gây ra tình trạng tâm lý, thần kinh ở người dùng.

Trên đây là một số phương pháp bổ sung crom bạn có thể tham khảo. Khi nhận thấy cơ thể thiếu crom thì cần bổ sung ngay để đảm bảo cơ thể luôn khỏe mạnh, có sức khỏe tốt, tránh ảnh hưởng đến công việc và cuộc sống.


Tác giả: Lan Anh