Tìm hiểu về các biến chứng thần kinh của bệnh tay chân miệng: diễn biến nhanh, trẻ có thể tử vong sau vài giờ!

Tìm hiểu về các biến chứng thần kinh của bệnh tay chân miệng: diễn biến nhanh, trẻ có thể tử vong sau vài giờ!
Biến chứng thần kinh của bệnh tay chân miệng tuy hiếm gặp nhưng lại lại biến chứng nặng nề nhất, gây tỉ lệ tử vong cao. Nhận biết sớm được các dấu hiệu của rối loạn thần kinh có ý nghĩa rất lớn trong ngăn ngừa các biến chứng.

1. Tại sao xuất hiện các biến chứng thần kinh của bệnh tay chân miệng?

Bệnh tay chân miệng là do các virus thuộc nhóm Enterovirus gây ra, chủ yếu là nhóm EV-A, bao gồm mầm bệnh chính EV-A71 và coxsackievirus, đặc biệt là CV-A6, CV-A16 và CV-A10. Trong số đó, EV-A71 là tuýp virus rất độc, ngoài bệnh tay chân miệng, nó còn có khả năng gây ra các bệnh ở hệ thần kinh trung ương. Do đó, biến chứng thần kinh của bệnh tay chân miệng chủ yếu gặp ở bệnh nhân nhiễm EV-A71. So với EV-A71, CV-A6 và CV-A16 hiếm khi gây ra biến chứng thần kinh trung ương.

EV A71 gây biến chứng thần kinh của bệnh tay chân miệng

Bệnh tay chân miệng do EV-A71 gây ra có tỷ lệ cao hơn liên quan đến các biến chứng thần kinh. (Ảnh Internet).

2. Dấu hiệu các biến chứng thần kinh của bệnh tay chân miệng

Viêm não là tình trạng điển hình nhất của các biến chứng thần kinh của bệnh tay chân miệng. Nó là hậu quả của các biến chứng phát sinh do nhiễm bệnh tay chân miệng, dẫn đến tổn thương đồi thị và tủy sống. Tùy vào vùng ảnh hưởng mà các biến chứng có các dấu hiệu khác nhau. Cụ thể như sau:

2.1. Biến chứng tại màng não

Nếu virus đã xâm nhập và làm tổn thương màng não thì rất dễ gây ra các biến chứng thần kinh của bệnh tay chân miệng như viêm màng não. Triệu chứng thường là: 

- Sốt cao không hạ.

- Ngủ li bì, mê sảng.

- Dễ bị kích động, vật vã.

- Đau đầu.

- Cứng gáy.

- Sợ ánh sáng.

- Cơ thể yếu liệt.

- Tình trạng nặng có thể dẫn đến hôn mê.

biến chứng thần kinh của bệnh tay chân miệng

Biến chứng thần kinh của bệnh tay chân miệng khiến trẻ sốt cao, li bì. (Ảnh Internet).

2.2. Biến chứng tại nhu mô não, thân não

Nếu virus đã xâm nhập và làm tổn thương màng não thì rất dễ gây ra các biến chứng thần kinh của bệnh tay chân miệng như: viêm não, viêm thân não, viêm não tủy. Triệu chứng thường là:

- Các cơ co giật theo cơn ngắn khoảng 1 - 2 giây, thường là ở tay và chân. Tình trạng này thường gặp nhất khi trẻ nằm ngửa hoặc khi bắt đầu ngủ.

- Nhãn cầu bị rung giật, mắt nhìn ngược.

- Ngủ gà, lơ mơ, người bứt rứt.

- Yếu hoặc liệt tay chân, run tay chân, đi loạng choạng không vững.

- Tăng trương lực cơ.

- Liệt dây thần kinh sọ não.

- Tình trạng nặng có thể dẫn đến co giật, hôn mê, kéo theo suy hô hấp và suy tuần hoàn.

3. Biện pháp phòng tránh

Điều quan trọng nhất để ngăn ngừa bệnh tay chân miệng biến chứng chính là kiểm soát bệnh thật tốt ngay từ giai đoạn đầu. Khi trẻ có các triệu chứng của bệnh, bố mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện để được thăm khám và chẩn đoán chính xác nhất. Từ đó sẽ được tư vấn chăm sóc và điều trị hiệu quả hơn. Luôn theo dõi sát sao các biểu hiện của bệnh. 

Nếu phụ huynh phát hiện ra các các dấu hiệu sớm của rối loạn thần kinh sau đây thì cần lập tức đưa trẻ đến bệnh viện để phòng tránh các biến chứng biến chứng thần kinh của bệnh tay chân miệng:

- Trẻ quấy khóc thường xuyên và không có lí do. Trẻ có thể khóc cả đêm, đang ngủ cũng giật mình khóc thét. Nhiều phụ huynh nghĩ là do trẻ khó chịu và đau vết mụn loét. Tuy nhiên, đây lại là triệu chứng sớm của các biến chứng biến chứng thần kinh của bệnh tay chân miệng.

- Yếu chi, khó vận động.

- Trẻ nôn nhiều mà không liên quan đến ăn uống.

- Sốt cao, hay giật mình.

4. Phương pháp điều trị

Trẻ bị biến chứng biến chứng thần kinh của bệnh tay chân miệng do EV-A71 gây ra thường có diễn tiến rất nhanh. Có những trẻ tử vong chỉ sau vài giờ nhập viện. Tuy nhiên, hiện tại vẫn chưa có phác đồ điều trị đặc hiệu cho các biến chứng biến chứng thần kinh của bệnh tay chân miệng. Tùy vào tình trạng, giai đoạn và cơ địa của bệnh nhân, bác sĩ có thể chỉ định thở máy, chống sốc, vận mạch,.....

Các phương pháp điều trị chủ yếu nhằm mục đích ngăn nhiễm trùng thần kinh trung ương lan rộng, hỗ trợ, hồi sức tích cực cho bệnh nhân. Do đó, để không dẫn đến tình trạng xấu nhất, điều quan trọng là các bậc phụ huynh cần chăm sóc bệnh nhi thật tốt, kiểm soát bệnh ngay từ giai đoạn đầu của bệnh, tránh để dẫn đến các biến chứng thần kinh của bệnh tay chân miệng.


Tác giả: Mai Nhung