Người bệnh bị gai cột sống không chỉ đối mặt với những cơn đau âm ỉ, kéo dài mà còn kèm theo nguy cơ biến chứng nguy hiểm khác. Một trong đó là nguy cơ tê liệt do gai cột sống, khiến người bệnh không thể hoạt động, làm việc hay sinh hoạt bình thường. Vậy biến chứng này là do đâu và các dấu hiệu nhận biết nó là gì? Hãy cùng tham khảo bài viết sau.
Qua phim chụp X-quang, chúng ta có thể dễ dàng thấy phần cột sống của người bệnh thường có xu hướng nhọn hơn bình thường, chúng giống như những chiếc gai ở bờ trên và dưới của đốt sống. Do đó được gọi là gai cột sống.
Có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh gai cột sống như:
– Thoái hóa cột sống: Bệnh này thường gặp ở người lớn tuổi, từ 50 tuổi trở lên. Lúc này, lượng canxi trong xương giảm dần, khiến chúng trở nên mềm, giòn hơn, Khi xương bè, dẹt hơn trông chúng giống như những chiếc gai xương.
– Vôi hóa dây chằng: Đây là hiện tượng dây chằng bám vào cột sống bị vôi hóa do người bệnh lười vận động. Nó tạo nên những chiếc gai quanh đốt sống.
- Một số ít lại bị gai cột sống do bệnh lý bẩm sinh.
Tại sao gai cột sống gây tê liệt? Tủy sống của con người có chức năng tương tự như nơ-ron thần kinh não bộ. Gai cột sống hình thành và phát triển khiến sẽ chiếm diện tích, gây nên sự chèn ép lên tủy sống, rễ dây thần kinh. Điều này khiến tủy sống bị tổn thương và gây ảnh hưởng, thậm chí là giảm sút chức năng dẫn truyền tín hiệu đến não bộ.
Hệ quả của việc này là các cơ quan, khu vực chịu sự chi phối của tủy sống cũng bị ảnh hưởng. Cụ thể, tín hiệu truyền đến não bộ chậm, khiến các hoạt động của chi như chân tay cũng mất sự đồng bộ, nhịp nhàng. Điều này khiến cho bệnh nhân thường xuyên có các dấu hiệu như chân, tay bị run, mất cân bằng, tê cứng, không thể hoạt động theo ý muốn.
Nếu bệnh nhân không được điều trị kịp thời, có thể gây nên biến chứng tê liệt do gai cột sống. Đây cũng là 1 trong các biến chứng nguy hiểm hàng đầu của căn bệnh này.
Tỷ lệ bệnh nhân gai cột sống bị tê liệt không cao. Tuy nhiên, đây là biến chứng nguy hiểm nên người bệnh cần phải cảnh giác và đặc biệt chú ý. Dưới đây là một số dấu hiệu cho thấy nguy cơ tê liệt ở người bị gai cột sống:
- Người bệnh không thể cử động theo ý muốn
- Chân tay xuất hiện hiện tượng run, không cầm vững đồ đạc
- Khi hoạt động bình thường, bỗng nhiên chi trở nên tê cứng, không thể cử động
- Chi mất cảm giác
- Hạn chế vận động
- Việc chuyển động bị mất phương hướng
- Giảm khả năng đi lại
Bên cạnh đó, biến chứng tê liệt do gai cột sống còn kèm theo hàng loạt các vấn đề khác về sức khỏe. Điển hình nhất là nguy cơ các bệnh tim mạch.
Có thể thấy, gai cột sống nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây nên không ít các biến chứng nguy hiểm, điển hình là tê liệt chân, tay. Bởi vậy, khi cảm nhận những cơn đau lưng kéo dài, bệnh nhân cần đặc biệt chú ý và nhanh chóng đi khám tại các trung tâm y tế y tín. Lúc này, bác sĩ chuyên khoa sẽ chẩn đoán và can thiệp kịp thời, hạn chế tối đa bệnh tình trở nặng gây nên biến chứng tê liệt do gai cột sống. Lúc này, việc điều trị sẽ trở nên phức tạp và khó khăn hơn rất nhiều.