Tìm hiểu về bệnh xơ gan ở trẻ sơ sinh

Tìm hiểu về bệnh xơ gan ở trẻ sơ sinh
Xơ gan ở trẻ sơ sinh là một bệnh lý hiếm gặp nhưng vô cùng nguy hiểm, có tỷ lệ tử vong cao. Vậy có cách nào nhận biết và phòng tránh xơ gan ở trẻ sơ sinh hay không?

1. Xơ gan ở trẻ sơ sinh là gì?

Xơ gan ở trẻ sơ sinh là một bệnh gan rất nghiêm trọng, thường gây tử vong. Nó xảy ra thường xuyên nhất ở trẻ em từ 1 đến 3 tuổi và ảnh hưởng đến cả hai giới với tần suất bằng nhau.

Xơ gan ở trẻ sơ sinh thường gặp nhất ở Ấn Độ hoặc con cháu của người Ấn Độ cư trú ở khu vực phía Nam châu Á.

2. Triệu chứng

- Trẻ luôn bị mệt mỏi và khó chịu.

- Rối loạn tiêu hóa.

- Vàng da.

- Thiếu máu.

- Chậm phát triển.

- Gan và lá lách sưng to.

- Bụng trướng, chân bị tích nước phù nề.

3. Nguyên nhân

Quá trình gây bệnh xơ gan ở trẻ sơ sinh là do các tế bào gan bị tổn thương nặng nề, dẫn đến thoái hóa nghiêm trọng.

- Nguyên nhân gây xơ gan ở trẻ sơ sinh phổ biến nhất là viêm gan sơ sinh. Triệu chứng thường gặp là vàng da, cổ trướng, rối loạn tiêu hóa nghiêm trọng, chảy máu, nhiễm trùng, rối loạn điện giải. Nếu không được can thiệp điều trị, trẻ có nguy cơ tử vong trong vòng 3 tháng đầu đời.

- Bệnh nhi bị viêm gan virus khiến gan bị thâm nhiễm, tổn thương và thoái hóa, hoại tử tế bào gan, dễ đến xơ gan.

- Viêm đường mật khiến cho mật tích tụ bất thường trong gan, làm tổn thương gan. Triệu chứng là vàng da và mắt, ngứa da, gan to, bụng sưng, phân trắng,...

- Trẻ bị hemochromatosis, một rối loạn tích lũy sắt trong thai kỳ khiến thai nhi chậm phát triển và tổn thương gan xảy ra trong thai kỳ.

- Trẻ bị xơ gan bẩm sinh, liên quan đến sự tăng sinh của các ống mật nội bào trong các khu vực tĩnh mạch cửa.

- Gan bị tổn thương nặng nề do nhiễm độc hoặc do thuốc.

4. Chẩn đoán

Để chẩn đoán xơ gan ở trẻ sơ sinh, các bác sĩ có thể cần phải làm nhiều xét nghiệm:

- Đo lượng bilirubin trực tiếp trong huyết thanh, nếu lớn hơn 2 mg / dl thì chứng tỏ gan của trẻ có vấn đề.

Ảnh 4.

Đo lượng bilirubin trực tiếp trong huyết thanh (Ảnh: Internet)

- Siêu âm gan cho thấy tăng độ vang, siêu âm ổ bụng cho thấy có dịch màng bụng.

5. Biến chứng

Vì hệ miễn dịch của trẻ sơ sinh là vô cùng yếu ớt, nên xơ gan rất dễ gây ra các biến chứng nguy hiểm:

- Tăng áp xuất tĩnh mạch cửa gây chảy máu hệ tiêu hóa.

- Trẻ dễ bị xuất huyết, chảy máu nướu, huyết sắc tố thấp, giảm tiểu cầu và tăng thời gian đông máu.

- Bệnh nhân có thể bị viêm toàn thân với các triệu chứng như sốt, nhịp tim tăng nhanh và tăng bạch cầu. Đó là lí do, trong một số trường hợp có tiền sử sốt trong một số giai đoạn của bệnh xơ gan.

Ảnh 5.

Trẻ có thể bị viêm toàn thân với các triệu chứng như sốt (Ảnh: Internet)

- Xơ gan ở trẻ sơ sinh nghiêm trọng có thể dẫn đến các triệu chứng thần kinh như lơ mơ, không tỉnh táo, rối loạn giấc ngủ,....

- Suy hô hấp. co rút liên sườn, thở nhanh và mạnh.

- Nhiễm trùng huyết.

- Trong một số trường hợp, có sự thoái hóa và hoại tử tiến triển lớn của các tế bào gan, gây ra suy gan.

- Suy thận, suy đa tạng, rối loạn chức năng thần kinh, tim mạch, hô hấp, huyết học.

6. Phòng tránh

Vì xơ gan ở trẻ sơ sinh liên quan đến các bệnh di truyền và bẩm sinh, bệnh có thể phát triển từ ngay trong thời kỳ bào thai nên việc phòng tránh rất khó khăn.

Trước khi có ý định mang thai, phụ nữ nên thăm khám sức khỏe, xin tư vấn của bác sĩ để sàng lọc nguy cơ và có biện pháp phòng ngừa bệnh sớm. Trong thai kỳ cần tiêm chủng đầy đủ, đảm bảo dinh dưỡng để thai nhi phát triển khỏe mạnh.

Ảnh 7.

Trong thời kỳ mang thai mẹ bầu nên đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng (Ảnh: Internet)

Trẻ được sinh ra cần tiêm vacxin viêm gan B ngay trong vòng 24 giờ. Tiêm chủng đầy đủ cho trẻ sơ sinh theo khuyến nghị của bộ y tế. Việc sử dụng thuốc cho trẻ sơ sinh cần có chỉ định của bác sĩ.

7. Điều trị

Xơ gan ở trẻ sơ sinh thường khá nặng nề, tiến triển nhanh. Trong khi đó, cơ thể trẻ lại yếu ớt, khó đáp ứng được các phương pháp điều trị. Do vậy, việc điều trị xơ gan ở trẻ sơ sinh gặp rất nhiều khó khăn, tỷ lệ tử vong cao.

Tùy vào từng tình trạng của mỗi trẻ mà bác sĩ sẽ chỉ định khác phương pháp chữa trị khác nhau. Trẻ có thể được yêu cầu bổ sung các vitamin tan trong chất béo hoặc các công thức đặc biệt cho trẻ sơ sinh để đảm bảo sự tăng trưởng và phát triển thích hợp.

Nguồn dịch: https://pediatrics.aappublications.org/content/28/1/107


Tác giả: Mai Nhung