Tìm hiểu về bệnh sỏi bàng quang và các biến chứng nguy hiểm

Tìm hiểu về bệnh sỏi bàng quang và các biến chứng nguy hiểm
Bệnh sỏi bàng quang xảy ra khi chít hẹp niệu đạo, có dị vật trong bàng quang, từ đó gây ứ đọng nước tiểu, tạo thành sỏi bám trong bàng quang. Những người thường xuyên nhịn tiểu, thoái hóa cột sống thắt lưng, viêm khớp cùng chậu, bại liệt, tai biến mạch máu não... là một trong những nguyên nhân gây nên sỏi bàng quang.

Sỏi bàng quang là bệnh lý thường gặp ở hệ tiết niệu. Ai cũng có thể mắc sỏi bàng quang, đây là căn bệnh nguy hiểm nếu không điều trị đúng cách sẽ để lại các biến chứng như viêm bàng quang, bể bàng quang hay thậm chí ung thư bàng quang. 

Sỏi bàng quang chiếm tỉ lệ khoảng 1/3 số ca sỏi đường tiết niệu, là loại bệnh gặp ở nam giới nhiều hơn nữ, với nhiều nguyên nhân khác nhau. Sỏi bàng quang khá đa dạng, có thể là sỏi từ thận, niệu quản (hoặc cả hai) rơi xuống. 

Sỏi bàng quang nếu là sỏi nhỏ sẽ được đào thải ra bên ngoài cơ thể bằng tiểu tiện, nếu sỏi lớn sẽ bám lại bàng quang và gây đau buốt, viêm, cần phẫu thuật để lấy sỏi hoặc tán sỏi bằng phương pháp can thiệp. 

1. Nguyên nhân của sỏi bàng quang

Sỏi bàng quang được hình thành ngay tại bàng quang. Có nhiều nguyên nhân gây bệnh sỏi bàng quang, trong đó việc sử dụng các loại thuốc điều trị kết tủa, lắng đọng gây ra sỏi hoặc sử dụng nhiều khoáng chất, canxi, photpho... nhưng lại uống ít nước, khiến bàng quang không thể đào thải chất cặn ra bên ngoài. 

Bất kỳ nguyên nhân nào làm ứ đọng nước tiểu đều có nguy cơ bị sỏi bàng quang (túi thừa bàng quang, viêm, nhiễm trùng, u, cục) hoặc cổ bàng bi chít hẹp do u xơ tiền liệt tuyến, viêm tiềm liệt tuyến mãn tính (nam giới) đè vào cổ bàng quang gây ứ đọng nước tiểu. Đây là các nguyên nhân hay gặp nhất ở sỏi bàng quang...

Ảnh 2.

Bất kỳ nguyên nhân nào làm ứ đọng nước tiểu đều có nguy cơ bị sỏi bàng quang. (Ảnh: Internet)

Nhiều trường hợp, sỏi bàng quang xảy ra khi chít hẹp niệu đạo, có dị vật trong bàng quang, từ đó gây ứ đọng nước tiểu, tạo thành sỏi bám trong bàng quang. Những người thường xuyên nhịn tiểu, thoái hóa cột sống thắt lưng, viêm khớp cùng chậu, bại liệt, tai biến mạch máu não... là một trong những nguyên nhân gây nên sỏi bàng quang. 

Những người lười uống nước, ít rau và hoa quả, nước chanh cũng là những nguyên nhân chính gây bệnh sỏi bàng quang. 

2. Triệu chứng sỏi bàng quang

Sỏi bàng quang không có triệu chứng gì đặc biệt, có thể được phát hiện khi siêu âm ổ bụng hoặc đau bụng do sỏi to ra. Sỏi bàng quang khiến người bệnh tiểu buốt, đái rắt, nhiều nhất là ban ngày nếu đi lại, vận động nhiều. 

Sỏi bàng quang gây ra viêm bàng quang, khiến người bệnh đau tức vùng bụng dưới, nước tiểu có màu đỏ, đục đôi khi sốt nhẹ. Các triệu chứng khác như tiểu khó, mót tiểu, đôi khi khó khăn trong việc tiểu có thể do các nguyên nhân khác như ư xơ tuyến tiền liệt, chít hẹp niệu đạo.  Nếu không được chẩn đoán và điều trị sớm sẽ dẫn đến biến chứng viêm bàng quang bởi sỏi to làm tổn thương niêm mạc bàng quang, khi co bóp, sỏi cọ xát nhiều lần vào niêm mạc gây viêm, loét và nhiễm khuẩn, thậm chí chảy máu.

Ảnh 3.

Các triệu chứng khác như tiểu khó, mót tiểu, đôi khi khó khăn trong việc tiểu có thể do các nguyên nhân khác như ư xơ tuyến tiền liệt, chít hẹp niệu đạo. (Ảnh: Internet)

Sỏi bàng quang nếu không được điều trị kịp thời có thể khiến bàng quang bị viêm nhiễm nặng, gây ra nhiều biến chứng vùng tiết niệu - thận. 

Sỏi to sẽ gây kích thích, chèn ép, bít tắc cổ bàng quang (chỗ nối bàng quang và niệu đạo) làm cho người bệnh bị đau buốt vùng hạ vị. Cơn đau hạ vị có thể lan dần ra phía đầu bộ phận sinh dục ngoài hoặc tầng sinh môn, trội lên về cuối bãi tiểu tiện (nam giới, đôi khi phải bóp chặt đầu dương vật để đỡ đau, ở nữ giới nước tiểu chảy ri rỉ qua âm đạo hoặc hậu môn gây nhiễm khuẩn). 

Các biến chứng khác do sỏi bàng quang gây ra như: rò bàng quang, tầng sinh môn hoặc rò âm đạo, nước tiểu chảy rỉ qua âm đạo. gây ảnh hưởng đến sinh hoạt và gây nhiễm trùng. Một số trường hợp, sỏi bàng quang to, có thể gây bí tiểu hoàn toàn làm nước tiểu ứ lại trong bàng quang, bàng quang căng phồng, tạo nên "cầu bàng quang" ở trên xương mu.

3. Nguyên tắc điều trị và phòng bệnh

Sỏi bàng quang nếu kích thước bé có thể tự tán sỏi bằng thuốc hoặc uống nhiều nước, uống các loại nước lợi tiểu như nước chanh, nước rau má, nước râu ngô, cỏ tranh... Nếu sỏi to phải tán sỏi bằng phương pháp phẫu thuật. Nếu điều trị sớm thì bệnh không nguy hiểm đến tính mạng, ngược lại, nếu để bệnh nặng mới can thiệp, việc điều trị sẽ trở nên khó khăn hơn. 

Nguyên tắc là, khi sỏi còn nhỏ có thể dùng thuốc để làm tan dần sỏi, sỏi sẽ theo nước tiểu ra ngoài, thêm vào đó nên dùng thuốc kháng sinh chống nhiễm khuẩn (nếu có biểu hiện viêm nhiễm). Sỏi to, cần tán sỏi hoặc phẫu thuật lấy sỏi càng sớm càng tốt.

Phòng bệnh sỏi bàng quang là một việc làm cần thiết, do vậy, bạn nên uống đủ nước mỗi ngày để thận và bàng quang được đào thải các cặn bã ra bên ngoài cơ thể. Sử dụng các loại đồ uống tự nhiên lợi tiểu như nước chanh, nước râu ngô để tránh viêm nhiễm đường tiết niệu và phòng tránh sỏi bàng quang tốt hơn. 

Tác giả: Thanh Thanh