Phình động mạch chủ là khu vực động mạch có trương lực yếu và phồng lên, động mạch chủ là mạch máu lớn cung cấp máu cho cơ thể. Động mạch chủ chạy từ tim qua giữa ngực và bụng. Bởi vì động mạch chủ cung cấp máu chính cho cơ thể, vỡ phình động mạch chủ có thể gây chảy máu đe dọa tính mạng. Mặc dù có thể không bao giờ có triệu chứng, nhưng tìm ra có phình động mạch chủ có thể là đáng sợ.
Phình động mạch chủ có thể gây chảy máu đe dọa tính mạng
Phần lớn phình động mạch chủ là nhỏ không vỡ và đang phát triển chậm, nhưng phình động mạch chủ lớn có thể phát triển nhanh chóng. Tùy thuộc vào kích thước và tỷ lệ phình động mạch chủ đang phát triển, điều trị có thể khác nhau từ theo dõi chờ đợi đến phẫu thuật động mạch chủ khẩn cấp. Khi phình động mạch chủ được tìm thấy, bác sĩ sẽ theo dõi chặt chẽ nó để phẫu thuật, có thể được lên kế hoạch nếu cần thiết. Phẫu thuật khẩn cấp chứng phình động mạch vỡ có thể có rủi ro.
Khoảng 75 % cả các chứng phình động mạch đều diễn ra ở phần của động mạch chủ trong bụng. Mặc dù chưa xác định được nguyên nhân chính xác của chứng bệnh này nhưng các nhà nghiên cứu cho rằng một số yếu tố dưới đây có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh: Thuốc lá, những người bị bệnh tăng huyết áp, bị nhiễm trùng trong động mạch chủ (vasculitis), hay do nhiễm trùng hoặc viêm mạch khiến thành động mạch chủ suy yếu.
Khoảng 25 % chứng phình động mạch chủ diễn ra bên trong lồng ngực. Các nguyên nhân chủ yếu gây bệnh cũng giống như ở phình động mạch chủ bụng, ngoài ra còn do: Hội chứng Marfan (một bệnh di truyền gây nguy cơ phình động mạch chủ ngực), chấn thương, chấn thương động mạch chủ…
Những triệu chứng của bệnh phình động mạch chủ bao gồm:
- Khi bị chứng phình động mạch chủ bụng bạn sẽ có cảm giác mạch đập gần rốn, mạch đập trong bụng giống với nhịp đập của tim.
Khi bị chứng phình động mạch chủ bụng bạn sẽ có cảm giác mạch đập gần rốn
- Đau nhiều, cơn đau xuất hiện đột ngột ở dưới lưng hoặc trong vùng bụng, nó có thể là dấu hiệu cảnh báo túi phình sắp vỡ.
- Trong một số trường hợp bạn còn có cảm giác đau nhức, tím tái ở ngón chân hoặc bàn chân. Nguyên nhân là do những mãnh vỡ từ túi phình khiến mạch máu nhỏ ở bàn chân và các ngón chân bị tắc.
- Nếu túi phình bị vỡ sẽ khiến bạn thấy mệt lả, đau, chóng mặt, thậm chí mất ý thức.
Yếu tố nguy cơ gây bệnh phình động mạch chủ bao gồm: Tuổi (thường xảy ra ở những người trên 60 tuổi), người hút thuốc lá, mắc bệnh tăng huyết áp, xơ vữa động mạch, những người có tiền sử gia đình mắc bệnh phình động mạch chủ…
Thực tế hiện vẫn chưa có thuốc ngăn chặn bệnh phình động mạch chủ. Các nhà nghiên cứu cho rằng, một số thuốc kháng sinh và thuốc statin có thể ngăn chặn sự tăng trưởng của phình động mạch chủ nhỏ. Ngoài ra các thuốc chặn thụ thể angiotensin – losartan cũng có tác dụng hạn chế sự hình thành hiện tượng phình động mạch.
Luyện tập thể dục thể thao là cách tốt nhất để ngăn chặn bệnh phình ododnjg mạch chủ
Cách tốt nhất để ngăn chặn bệnh phình động mạch chủ là giữ cho các mạch máu khỏe mạnh với các bước sau:
- Kiểm soát tình trạng huyết áp ở mức ổn định.
- Không hút thuốc lá.
- Thường xuyên tập thể dục.
- Giảm cholesterol, chất béo trong chế độ ăn uống.
- Thường xuyên khám sức khỏe định kỳ phát hiện sớm các bệnh lý nguy hiểm.
Những thông tin hữu ích về bệnh phình động mạch chủ mà chúng tôi cung cấp phía trên hy vọng sẽ giúp mọi người có thêm kiến thức để chủ động phòng tránh căn bệnh nguy hiểm này.