Tìm hiểu về bệnh ê buốt răng

Tìm hiểu về bệnh ê buốt răng
Răng ê buốt là hiện tượng rất nhiều người gặp phải, tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ về hiện tượng này. Trong nội dung bài viết dưới đây chúng tôi sẽ giúp các bạn tìm hiểu về bệnh ê buốt răng cũng như các điều trị chứng bệnh này.

1. Bệnh ê buốt răng là gì?

Bệnh ê buốt răng là tên gọi khác của hiện tượng răng nhạy cảm. Bệnh ê buốt răng khá nhạy cảm và ước tính có một nửa dân số gặp phải triệu chứng này. Bệnh e buốt răng có thể xuất hiện và mất đi theo thời gian.

Khi bị răng ê buốt, bạn sẽ có cảm giác đau răng hoặc ê buốt khi ăn uống những đồ ăn nóng, lạnh, chua, ngọt hoặc khi hít thở trong điều kiện không khí lạnh. 

Bệnh răng ê buốt nếu không được thăm khám và điều trị kịp thời có thể dẫn gây cho người bệnh nhiều phiền toái, thậm chỉ có thể dẫn đến viêm tủy. Ngoài ra, bệnh răng ê buốt sẽ khiến người bệnh cảm thấy khó chịu khi luôn ám ảnh về cảm giác ê buốt và phải kiêng khem quá mức. 

2. Nguyên nhân răng bị ê buốt

- Tụt nướu: Bệnh ê buốt răng thường xảy ra khi ngà răng ở vùng chân răng bị lộ do tụt nướu hay do mắc phải bệnh nha chu. Có rất nhiều người bị tụt nướu và có đến 4% người mắc bệnh này ở độ tuổi 65.

- Tổn thương cấu trúc răng: Khi chân răng bị lộ, sẽ không được bao bọc bởi lớp men giống như thân răng mà sẽ được bao bọc bởi một lớp mỏng là xê-măng. Khi lớp này mất đi, ngà răng sẽ bị lỗ ra ngoài, nếu chải răng quá mạnh hoặc dùng kem đánh răng có tính mài mòn cao có thể gây mòn bề mặt men răng và lộ ngà.

ê buốt răng

Bệnh ê buốt răng là tên gọi khác của hiện tượng răng nhạy cảm (ảnh: internet)

Đọc thêm:

Cách khắc phục triệu chứng đau răng

Tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh đau răng và cách giảm đau răng hiệu quả

- Chế độ ăn nhiều axit: Bên cạnh đó nếu ăn những thức ăn chứa nhiều axits như dưa chu hay nước soda cũng có thể gây mòn răng và làm phân hủy bề mặt răng và dẫn đến lộ ngà. Nếu mắc chứng cuồng ăn vô độ và bị trào ngược thực quản cũng có thể dẫn đến hiện tượng bị mòn hoặc mắc bệnh ê buốt răng. Nguyên nhân là do các axit có trong miệng gây nên.

- Thói quen chăm sóc răng miệng không tốt: Sử dụng bàn chải không đúng cách, chải răng nhiều hơn ba lần một ngày, chải răng quá kỹ lưỡng hoặc sử dụng kem đánh răng có độ mài mòn cao có thể làm mất men răng, khiến răng bị ê buốt. 

- Một số thói quen xấu: Một số thói quen xấu như nghiến răng khi đi ngủ vào ban đêm, thói quen nhai đá lạnh cũng sẽ làm cấu trúc răng bị tổn thương. 

Khi thấy xuất hiện những biểu hiện của bệnh răng ê buốt hãy thông báo với nha sĩ ngay. Họ sẽ tiến hành thăm khám và giúp bạn phát hiện những vấn đề về bệnh răng ê buốt, đồng thời giúp bạn lựa chọn phương pháp điều trị tốt nhất.

răng ê buốt

Bệnh ê buốt răng thường xảy ra khi ngà răng ở vùng chân răng bị lộ (ảnh: internet)

Nếu bị răng ê buốt, khi chải răng bạn sẽ cảm thấy đau, nếu chải răng không đúng cách có thể làm tăng nguy cơ bị sâu răng, viêm nướu.

Nếu gặp phải cảm giác đau khi ăn uống những đồ nóng, lạnh, ngọt và có tính axit cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo bạn đã bị sâu răng hoặc răng đã bị nứt vỡ. Trong trường hợp này bạn nên thực hiện trám răng hoặc thực hiện điều trị theo chỉ định của nha sĩ.

3. Lý do gây đau ở phần ngà răng bị lộ

Ngà răng có chứa rất nhiều ống ngà nhỏ li ti và chỉ có thể quan sát được bằng kính hiển vi. Những ống ngà này sẽ kết nối từ bề mặt răng, xuyên qua ngà răng đến trung tâm thần kinh của răng trong tủy răng. Trong những ống ngà này sẽ chứa dịch lỏng. Khi ăn những loại thức ăn nóng hoặc lạnh, chất dịch lỏng có trong ống ngà sẽ di chuyển và kích thích những sợi thần kinh trong răng và gây nên hiện tượng đau.

4. Các phòng bệnh ê buốt răng

Để phòng tránh bệnh ê buốt răng, bạn cần thực hiện các biện pháp sau:

- Chải răng đúng cách theo hướng dẫn của bác sĩ, chú ý lựa chọn bàn chải đánh răng lông mềm

- Đánh răng sau mỗi bữa ăn để giảm thiểu tác hại của axit gây phá hủy men răng, khiến răng tổn thương, ê buốt

- Hạn chế ăn các đồ uống và thực phẩm có tính axit như sữa chua, đồ uống chứa carbonat, nước ép trái cây,... vì những loại thực phẩm này có thể làm mòn men răng theo thời gian

- Đeo máng nhai để hạn chế tình trạng ê buốt răng và tránh răng bị mòn, gây tổn thương cho men răng. 

cách trị răng ê buốt

Khám nha khoa thường xuyên để kịp thời phát hiện những bất thường ở răng miệng (ảnh: internet)

5. Làm gì khi có triệu chứng răng ê buốt

Nếu xuất hiện những triệu chứng của bệnh răng ê buốt hãy đến gặp nha sĩ ngay, sau khi thăm khám họ sẽ xác định được nguyên nhân và có hướng điều trị kịp thời, tránh những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe răng miệng.

Để điều trị răng ê buốt bạn có thể lựa chọn những loại kem đánh răng có độ mài mòn thấp và giảm ê buốt cho răng. Thực hiện chải răng 2 lần/ ngày với những loại kem đánh răng này. Hơn nữa trong những loại kem đánh răng này có chứ fluor sẽ giúp bảo vệ răng chống lại sâu răng. Bên cạnh đó, bạn có thể thực hiện điều trị theo chỉ định của bác sĩ ngay tại cơ sở y tế.

Để điều trị bệnh, các bác sĩ sẽ tiến hành thoa fluor, keo dán lên răng. Trong trường hợp bề mặt bị hư hại nhiều sẽ tiến hành trám răng hoặc dùng tia lazer để điều trị.

Bệnh ê buốt răng không quá nguy hiểm và có thể chữa trị dứt điểm nên mọi người không cần phải quá lo lắng. Nếu phát hiện có những dấu hiệu bất thường về răng miệng hãy gặp bác sĩ ngay để thăm khám và điều trị càng sớm càng tốt.

6. Các cách chữa trị ê buốt răng tại nhà

Dưới đây là các cách có thể giúp bạn khắc phục tình trạng răng ê buốt tại nhà:

- Nước muối: Sử dụng nước muối là cách hiệu quả nhất để xử lý răng nhạy cảm. Súc miệng bằng nước muối có thể làm giảm cảm cảm giác đau buốt ngay lập tức. 

- Cây nha đam: Tinh chất trong cây nha đam có tác dụng hàn gắn vết thương cũng như làm giảm ê buốt. Nha đam còn có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh trong khoang miệng. 

- Dầu đinh hương: Đinh hương là laoij thảo duwocj có tính kháng khuẩn và kháng nấm tự nhiên. Sử dụng dầu đinh hương có thể chữa răng nhạy cảm, đồng thời nó còn tốt cho các vấn đề răng miệng khác. 

- Tỏi: Tính kháng khuẩn tự nhiên của tỏi có tác dụng rất tốt trong điều trị nhiễm trùng và đau đớn. Tỏi cũng được coi là một chất gây mê tự nhiên cực kỳ hiệu quả. Do đó, tỏi đem lại hiệu quả cực tốt trong việc điều trị răng nhạy cảm.

- Baking soda: Súc miệng bằng baking soda sẽ tăng sự cân bằng độ PH và làm giảm triệu chứng ê buốt của răng.

- Dầu vừng: Ngậm dầu vừng cũng là phương pháp hữu hiệu để điều trị tình trạng nhạy cảm ở răng và lợi. 

- Dầu khuynh diệp: dầu khuynh diệp được coi là cách điều trị ê buốt răng tại nhà vô cùng hiệu quả do trong dầu khuynh diệp có tính kháng khuẩn, có thể chữa nhiễm trùng răng miệng.

- Trà bạc hà: Trà bạc hà có tác dụng gây tê tại chỗ, uống trà bạc hà có thể làm dịu cơn đau do răng ê buốt gây ra.

- Hành sống: Hành có tính chống viêm, làm giảm các cơn đau rất hiệu quả. Khi bị ê buốt răng, bạn chỉ cần lấy một lát hành tây và chà nhẹ vào khu vực bị ảnh hưởng là có thể giảm ê buốt rõ rệt. 

Tác giả: Đỗ Hoa