Dị tật bàn chân khoèo chân là loại dị tật nguy hiểm. Theo các chuyên gia, nó ảnh hưởng nhiều nhất đến khả năng đi lại đồng thời cấu trúc vận hành của các chi dưới. Do đó, người bệnh cần áp dụng các phương pháp điều trị hợp lý từ bác sĩ. Việc điều trị có mục đích là tác động vào cấu trúc bên trong của bàn chân. Nhờ vậy, để không đảo lộn trình tự hoạt động bình thường của từng bộ phận. Nguyên nhân là dị tật bàn chân khoèo sẽ chèn ép và gây rối loạn hoạt động của mô, cơ và các dây thần kinh xung quanh.
Dị tật bàn chân khoèo là loại dị tật nguy hiểm (Ảnh: Yeutre.vn)
Hiện nay có hai biện pháp được áp dụng để điều trị dị tật bàn chân khoèo phổ biến nhất. Thứ nhất là dùng vật lý trị liệu (nắn chỉnh, băng quấn). Đối tượng áp dụng là các bệnh nhân phát hiện sớm. Biện pháp điều trị dị tật bàn chân khoèo thứ hai là bó bột, bó bột, nẹp chỉnh hoặc phẫu thuật. Biện pháp này được sử dụng cho nhiều trường hợp khác nhau. Trên thực tế, từng trường hợp dị tật bàn chân khoèo lại có cấu tạo khoèo và dị dạng riêng. Vì vậy, các bác sĩ sẽ điều chỉnh các biện pháp điều trị sẽ được biến đổi sao cho phù hợp.
Điều trị dị tật bàn chân khoèo càng sớm bao nhiêu càng tốt (Ảnh: Bookingcare.vn)
Việc áp dụng các biện pháp điều trị được khuyến khích. Đối tượng càng nhỏ tuổi, càng được sớm điều trị, việc chữa trị càng đơn giản và ít biến chứng.
Theo các chuyên gia, vật lý trị liệu là phương pháp khá đơn giản được. Chúng được biệt được áp dụng đối với các trường hợp trẻ sơ sinh dưới sáu tháng tuổi. Cụ thể, các bác sĩ thường sử dụng ba phương pháp là các bài tập vật lý trị liệu, và phương pháp dùng băng chỉnh hình chân.
Các bài tập vật lý trị liệu dị tật bàn chân khoèo bao gồm như sau. Đó là những động tác nhẹ nhàng. Mục đích của chúng là tác động vào các phần cụ thể của bàn chân như mu bàn chân, gót chân, cẳng chân, khớp cổ chân, cạnh bàn chân, lòng bàn chân… Do đó, sự điều trị sẽ nắn chỉnh hình. Dần dần, sẽ đưa bàn chân về lại hình dạng bình thường, tức lòng bàn chân có thể tiếp xúc với mặt đất.
Bó bột chỉnh hình cũng là một phương pháp điều trị dị tật bàn chân khoèo (Ảnh: Familydoctor.org)
Phương pháp điều trị dị tật bàn chân khoèo thứ hai là bó bột chỉnh hình. Chúng thường được các bác sĩ áp dụng với trẻ nhỏ bị dị tật khoèo chân sau sáu tháng tuổi. Biện pháp bó bột chỉnh dình sẽ được áp dụng trong thời gian khá dài. Bệnh nhân sẽ trải qua nhiều lần bó như phương pháp dùng băng quấn chỉnh hình.
Thông thường, quá trình bó bột sẽ diễn ra từ hai đến ba tuần. Sau khoảng thời gian này, người bệnh sẽ được tháo bó bột để vệ sinh sạch. Tiếp theo, các bác sĩ sẽ tiếp tục bó đến khi bàn chân người bệnh hết dị dạng. Các chuyên gia lưu ý: trong suốt thời gian bó bột, người nhà bệnh nhân cần phải tiến hành kiểm tra thường xuyên. Cần hết sức tránh để xảy ra những trường hợp ngoài mong đợi. Ví dụ như tình trạng nhiễm trùng hoặc hoại tử do bó bột gây nên.
Các bệnh nhân được chỉ định dùng băng chỉnh hình khi chưa có các tác động các phươg pháp băng bó khác. Bước đầu tiên, các bác sĩ sẽ sử dụng băng chỉnh chuyên dụng làm bằng vải hoặc băng mềm. Sau đó, các bác sĩ sẽ quấn vải quanh toàn bộ từ phần đùi đến hết các ngón chân người bệnh. Một điểm quan trọng: các phần quấn phải đảm bảo độ chặt nhất định phù hợp, đồng thời không tạo khoảng hở hoặc độ lỏng lẻo.
Trong khoảng thời gian quấn băng, người nhà bệnh nhân phải thường xuyên theo dõi. Bên cạnh đó, người nhà cần quấn thêm lớp mới để đảm bảo độ chặt nhất định. Khoảng thời gian tháo băng định kỳ là một tuần một lần để vệ sinh sạch. Sau đó, người bệnh sẽ được quấn lại. Liệu pháp điều trị dị tật bàn chân khoèo bằng băng quấn chỉnh hình sẽ được áp dụng đến khi dị tật khoèo bàn chân bình phục hoàn toàn.