Nhiều người thường gặp tình trạng mọc mụn nước ở tay, đặc biệt bệnh có xu hướng xuất hiện nhiều hơn vào mùa hè. Tình trạng này được gọi là chàm tổ đỉa - bệnh còn được gọi với nhiều tên gọi khác như chàm lòng bàn tay cấp tính, viêm da mụn nước và pompholyx. Phụ nữ trong độ tuổi từ 20 đến 40 dễ gặp tình trạng da liễu này hơn.
Triệu chứng đặc trưng nhất của chàm tổ đỉa là xuất hiện các mụn nước ở tay, mụn trông nhỏ như phát ban, xuất hiện thành cụm giữa các ngón tay và ngón chân hoặc ở rìa ngón tay, ngón chân, lòng bàn tay hoặc lòng bàn chân.
Ngoài mụn nước, khi bị chàm tổ đỉa người bệnh còn xuất hiện các triệu chứng khác như:
- Ngứa ngáy
- Đau
- Sưng tấy
- Đỏ ở tông màu da sáng hơn hoặc tím đến nâu sẫm ở tông màu da sẫm hơn
- Có vết nứt trên da
Đọc thêm:
- Viêm da cơ địa và chàm có giống nhau không? Phân biệt như thế nào?
- Hướng dẫn người bệnh tự chăm sóc nấm da cấp tính tại nhà an toàn
Chưa rõ nguyên nhân chính xác gây ra chàm tổ đỉa nhưng một số yếu tố rủi ro có thể góp phần gây ra tình trạng này, bao gồm:
- Bị chàm ở các vùng khác trên cơ thể
- Nhiễm nấm ở tay hoặc chân
- Bị dị ứng, chẳng hạn như sốt cỏ khô
- Quá mẫn cảm với một số loại thực phẩm, hóa chất hoặc kim loại (chẳng hạn như niken, crom, coban)
- Thay đổi nội tiết tố
- Một số loại thuốc
- Căng thẳng
- Do di truyền
- Rửa tay thường xuyên hoặc tay bạn thường xuyên tiếp xúc với nước
Các bác sĩ da liễu thường có thể chẩn đoán bệnh chàm tổ đỉa bằng cách hỏi về tiền sử bệnh, gia đình và kiểm tra da.
Nếu các triệu chứng của một người không cải thiện sau 2 đến 4 tuần điều trị, bác sĩ có thể xem xét xét nghiệm thêm như:
- Kiểm tra dị ứng
- Sinh thiết
- Xét nghiệm máu
Đối với những tình trạng bị chàm tổ đỉa nhẹ, mọi người có thể kiểm soát các triệu chứng bằng cách:
- Chăm sóc da nhẹ nhàng với các loại dưỡng ẩm. Mọi người có thể sử dụng kem dưỡng da có chứa ceramide và sau đó phủ một lớp thuốc mỡ.
- Tránh các tác nhân gây dị ứng như xà phòng, nước rửa tay có tính tẩy mạnh, ...
- Chườm lạnh
- Tránh căng thẳng. Vì bệnh chàm tổ đỉa có thể khởi phát do căng thẳng, nên sử dụng các kỹ thuật như thiền định có thể giúp mang lại sự bình tĩnh cho tâm trí và cơ thể của bạn.
- Sử dụng kem corticosteroid: Những loại thuốc bôi này làm giảm viêm, giảm kích ứng và thúc đẩy quá trình lành bệnh.
- Dùng thuốc chống ngứa: Thuốc hoặc thuốc bôi kháng histamine có thể làm giảm ngứa và khó chịu.
Nhưng với bệnh chàm tổ đỉa nặng hơn, thuốc và các phương pháp điều trị khác là cần thiết để giảm triệu chứng, cụ thể:
- Thuốc kháng nấm, nếu bệnh chàm dường như liên quan đến nhiễm nấm
- Viên nén hoặc kem steroid
- Kem hoặc thuốc mỡ ức chế miễn dịch
- Liệu pháp ánh sáng tia cực tím
- Dupixent
- Methotrexat
- Xiclosporin
- Cellcept
Để đảm bảo điều trị đúng phương pháp và hiệu quả, bạn nên đến bệnh viện để được kiểm tra chính xác tình trạng da liễu và tuân thủ theo chỉ định điều trị từ bác sĩ.
Theo Hội Da Liễu Hoa Kỳ (AAD), thông thường các vết phồng rộp do chàm tổ đỉa sẽ hết trong vòng hai hoặc ba tuần.
Trong những trường hợp nghiêm trọng, mụn nước có thể lớn hơn và lan ra mặt sau của ngón tay, bàn tay và bàn chân của bạn. Chúng sẽ không lan sang các bộ phận khác trên cơ thể bạn.
Đối với tình trạng lây bệnh cho người khác, bệnh chàm da không phải là bệnh truyền nhiễm nên không lây lan cho người khác.
Thông thường, chàm tổ đỉa không quá nguy hiểm, bệnh ở mức độ nhẹ có thể được cải thiện nhanh chóng.
Tuy nhiên, trong một số trường hợp, vết phồng rộp trên tay có thể khiến bạn khó làm việc và thực hiện các công việc hàng ngày như gội đầu và rửa bát đĩa.
Gãi liên tục cũng làm rách da và làm tăng nguy cơ nhiễm trùng da. Điều này có thể dẫn đến nhiễm trùng tụ cầu khuẩn (do vi khuẩn tụ cầu gây ra). Các dấu hiệu của nhiễm trùng tụ cầu khuẩn bao gồm sự phát triển của mủ trong mụn nước, đau, sưng và đóng vảy. Nhiễm trùng tụ cầu khuẩn trên da thường nhẹ, nhưng nếu không được điều trị và vi khuẩn xâm nhập vào máu hoặc các cơ quan khác của bạn, sẽ đe dọa đến tính mạng.
Mặc dù không thể ngăn ngừa bệnh chàm tổ đỉa vì bệnh có thể tái phát nhưng bạn có thể thực hiện một số điều để tránh hoặc giảm thiểu các đợt bùng phát:
- Tránh các tác nhân gây bệnh, đeo găng tay lót bông khi rửa bát đĩa và làm các công việc cần phải tiếp xúc nhiều với nước.
- Kiểm soát các bệnh ngoài da khác
- Mặc quần áo mỏng nhẹ và tránh đeo găng tay, tất và giày giữ ẩm vì sẽ làm bí da và tăng nguy cơ bùng phát bệnh.
- Thoa kem dưỡng ẩm mỗi ngày
- Uống đủ nước
Nguồn tham khảo:
1. Dyshidrotic eczema on the hands: What to know
2. Dyshidrotic (Dyshidrosis) Eczema