Bệnh cận thị có yếu tố gia đình khá cao. Tuy nhiên yếu tố nguy cơ gây cận thị này được xét theo quan hệ khá gần. Thông thường chỉ tính cha mẹ và con cái. Các nghiên cứu cho đến nay đã xác định được hơn 40 gen liên quan đến chứng cận thị. Thống kê cũng cho thấy có đến 33 - 60% trẻ em bị cận thị có cha và mẹ bị cận thị.
Do vậy, nếu cha hoặc mẹ bạn bị cận thị thì bạn cũng có nguy cơ bị cận thị rất cao. Nguy cơ này tăng lên khi cả cha và mẹ bạn đều cận.
Căng thẳng thị giác là một yếu tố nguy cơ gây cận thị khác. Mắt phải làm việc quá độ trong thời gian dài khiến cho các cơ mắt bị suy yếu, thị lực giảm sút. Một số yếu tố gây ra căng thẳng thị giác là:
- Mắt phải tập trung vào một hoạt động trong thời gian dài. Ví dụ như đọc sách, học tập, lái xe đường dài, làm việc bàn giấy hoặc làm việc cả ngày trên máy vi tính,...
- Các chương trình giải trí trên điện thoại, ti vi thường rất thú vị khiến bạn dành nhiều thời gian để xem chúng. Hình ảnh và nội dung thay đổi liên tục cũng khiến mắt bạn tập trung hơn, ít chớp mắt hơn bình thường. Điều này khiến mắt căng thẳng, phải điều tiết quá mức gây nhức mỏi, khô mắt. Đây là yếu tố nguy cơ gây cận thị thường gặp ở giới trẻ hiện nay. Khi các thiết bị di động thông minh và mạng internet rất phát triển.
Mặt khác, tia bức xạ và ánh sáng xanh phát ra từ màn hình tivi, điện thoại, máy tính có khả năng làm tổn thương các tế bào thần kinh thị giác. Nó góp phần thúc đẩy nguy cơ bị cận thị ở những người thường xuyên làm việc trên máy tính, ở trẻ em thường xuyên xem tivi và điện thoại.
- Tư thế ngồi đọc sách và làm việc sai. Khoảng cách quan sát mọi vật không thích hợp khiến cho mắt phải điều tiết nhiều hơn để nhìn rõ mọi vật. Các tế bào thần kinh thị giác sẽ trở nên căng thẳng và mệt mỏi.
Không khí ô nhiễm, không khí khô, không gian không có ánh sáng thích hợp,.... đều có thể trở thành yếu tố nguy cơ gây cận thị.
Có thể bạn không biết, dành quá ít thời gian ở ngoài trời cũng là 1 yếu tố nguy cơ gây cận thị. Nhiều nghiên cứu đã phát hiện ra rằng, việc dành thời gian vui chơi bên ngoài với ánh sáng tự nhiên khi còn nhỏ có thể làm giảm nguy cơ mắc cận thị. Nếu bạn bị cận thị, việc thường xuyên tiếp xúc với ánh sáng ngoài trời cũng giúp tình trạng tiến triển chậm hơn.
Chính vì vậy, để giảm yếu tố nguy cơ gây cận thị ở trẻ em, các bậc phụ huynh nên khuyến khích trẻ chơi thể thao và thư giãn ở bên ngoài. Khu vực học tập cũng nên đặt cạnh cửa sổ, tận dụng ánh sáng tự nhiên.
Có nhiều căn bệnh có thể gây ảnh hưởng đến thị lực, hoặc gây ra những biến chứng làm tăng nguy cơ bị cận thị. Các bệnh có thể kể đến như:
- Viêm kết mạc, đau mắt đỏ
- U máu ở mi mắt.
- Đục giác mạc.
- Các bệnh ở võng mạc.
- Bệnh tăng nhãn áp.
- Bệnh bạch tạng ở mắt.
- Tăng đường huyết, bệnh tiểu đường.
- Hội chứng Marfan.
- Hội chứng Ehlers-Danlos.
Các mạch máu ở võng mạc bắt đầu hình thành vào tuần thứ 16 của thai kỳ và hoàn chỉnh vào khoảng tuần thai thứ 35. Các mạch máu này có nhiệm vụ cung cấp dưỡng chất và Oxy cho mắt.
Nếu trẻ sinh non (dưới 34 tuần thai) hoặc trẻ sinh ra nhẹ cân (dưới 2kg) thì quá trình phát triển của những mạch máu này có thể bị cản trở. Do vậy trẻ có nguy cơ mắc các bệnh lý về võng mạc. Ví dụ như bong võng mạc sau sinh. Các bệnh lý này là yếu tố nguy cơ gây cận thị rất cao cho trẻ trong tương lai.