Tìm hiểu về 3 trường hơp điều trị ung thư xương bằng phương pháp phẫu thuật

Tham vấn chuyên môn: - Bác sĩ Chuyên khoa I Bệnh viện Quân Y 108
Tìm hiểu về 3 trường hơp điều trị ung thư xương bằng phương pháp phẫu thuật
Phẫu thuật là phương pháp thường được chỉ định trong điều trị ung thư xương. Tuy nhiên, không phải tất cả các trường hợp ung thư xương đều bắt buộc phải điều trị bằng phẫu thuật.

Phẫu thuật là phương pháp thường được chỉ định trong điều trị ung thư xương. Tuy nhiên, không phải tất cả các trường hợp ung thư xương đều bắt buộc phải điều trị bằng phẫu thuật. Dưới đây là 3 trường hợp mà bác sĩ thường chỉ định phương pháp phẫu thuật cho bệnh nhân điều trị ung thư xương.

1. Phẫu thuật điều trị ung thư xương đối với khối u xương ác tính

U xương ác tính hay còn gọi là ung thư xương tạo xương. Đây là một loại ung thư xương được hình thành bên trong các tế bào tạo ra xương. Bệnh xuất phát từ nguyên nhân các tế bào tạo ra khối u ác tính thay vì xương mới.

Các vùng xương trong cơ thể người bệnh đều có nguy cơ mắc u xương ác tính. Đặc biệt, bệnh thường xuất hiện ở các xương dài ở cánh tay và chân, vùng gần đầu gối hoặc vai. Các vùng như xương chậu, xương hàm và xương sườn có tỉ lệ mắc u xương ác tính thấp hơn. Một số trường hợp rất hiếm, bệnh được phát hiện trên xương ngón tay và ngón chân.

Phần lớn các trường hợp mắc u xương ác tính đều phải trải qua phẫu thuật bảo tồn chi. Sau phẫu thuật điều trị ung thư xương, khối u xương sẽ được loại bỏ cùng với vùng xương mà nó đã xâm lấn. Trong một số trường hợp, toàn bộ khớp cũng sẽ đươc cắt bỏ để tránh trường hợp tái phát.

Phần xương được loại bỏ sẽ được thay thế thông qua phẫu thuật ghép xương hoặc cấy ghép xương giả. Các bác sĩ sẽ ghép xương hoặc các chất tổng hợp vào vùng xương bị mất để giúp người bệnh phụ hồi chức năng. Thông thường, sau khi phẫu thuật,  người bệnh vẫn sẽ tiếp tục được điều trị ung thư xương bằng phương pháp hoá trị.

2. Đối với trường hợp ung thư sụn (chondrosarcoma)

Ung thư sụn là một loại ung thư xương khá phổ biến, còn được biết đến với tên gọi là chondrosarcoma. Mầm mống ung thư được bắt đầu từ trong sụn - cơ quan liên kết các xương khớp trong cơ thể.

Loại ung thư xương này thường được phát hiện tại xương đùi, xương cánh tay trên, vai, xương sườn và xương chậu. Ngoài ra, khối u xương sụn còn được tìm thấy tại cơ bắp, dây thần kinh và các phần mô mềm khác ở cánh tay và chân. Ung thư sụn thường phát triển, di căn khá chậm và chỉ được loại bỏ hoàn toàn bằng phương pháp phẫu thuật.

Các bác sĩ sẽ tiến hành cắt bỏ khối u và các mô khoẻ mạnh kế cận. Việc này nhằm đảm bảo các mầm mống của bệnh ung thư sẽ được loại bỏ hoàn toàn. Do đó, người bệnh có thể phải chấp nhận việc mất đi một phần sụn, xương hoặc cơ bắp.

Sau phẫu thuật điều trị ung thư xương, người bệnh sẽ được chỉ định các biện pháp nối xương hoặc cấy ghép xương. Các biện pháp này có tác dụng hiệu quả trong việc hỗ trợ cho phần khung xương còn lại. Đối với trường hợp ung thư sụn ở gần khớp thì phần khớp đó có khả năng cao sẽ phải bị thay thế.

3. Phẫu thuật điều trị ung thư xương trong trường hợp ung thư di căn

Tế bào ung thư xương thường tồn tại và phát triển ở phần tuỷ và mô mềm bên trong xương. Trong khi đó, tuỷ lại là nơi tạo máu cho cơ thể. Các tế bào ung thư xương sẽ theo đường truyền của máu xâm lấn vào các bộ phận trên cơ thể. Do đó, tốc độ di căn của ung thư xương sẽ cao hơn so với các loại ung thư khác.

Các bạch huyết và phổi là những vị trí đầu tiên mà các các tế bào ung thư xương sẽ tấn công. Đặc biệt, phổi là cơ quan có nguy cơ mắc ung thư xương do di căn rất cao. Do đó, khi phát hiện dấu hiệu của sự di căn đến phổi, người bệnh nên cân nhắc về quyết định phẫu thuật điều trị ung thư xương.

Trước khi phẫu thuật, các bác sĩ sẽ yêu cầu bệnh nhân làm các xét nghiệm cần thiết. Các xét nghiệm này nhằm xác định số lượng khối u, kích thước khối u và vị trí của chúng (trong một phổi hoặc cả hai phổi).  Đồng thời, quyết định phẫu thuật còn phải phụ thuộc vào sức khỏe tổng quát của người bệnh.

Trong một số trường hợp, phẫu thuật là phương pháp tối ưu để điều trị ung thư xương. Để biết mình có nên làm phẫu thuật hay không, người bệnh cần phải làm các xét nghiệm cần thiết. Đồng thời, người bệnh cũng nên xin ý kiến tư vấn của các bác sĩ chuyên khoa để quyết định việc phẫu thuật.


Tác giả: Thùy Dung