Trong điều trị bệnh sỏi thận, ngoài phương pháp phẫu thuật lấy sỏi thì hiện nay, các phương pháp tán sỏi cũng được đánh giá nhiều ưu điểm vượt trội hơn so với các phương pháp điều trị truyền thống. Các phương pháp tán sỏi hiện nay khá đa dạng, sở hữu nhiều ưu điểm như:
- Không can thiệp xâm nhập
- Ít hoặc không gây đau
- Rút ngắn thời gian nằm viện
- Ít sang chấn, giảm thiểu biến chứng
Mặc dù có nhiều ưu điểm, tuy nhiên các phương pháp tán sỏi cũng có những nhược điểm do vậy quyết định điều trị bằng phương pháp nào phụ thuộc vào kích thước và vị trí của viên sỏi trên niệu quản. Một số hạn chế của phương pháp tán sỏi như:
- Không thích hợp điều trị những viên sỏi to
- Có thể xảy ra một số biến chứng trong trường hợp tán sỏi qua da
Hiện nay có 3 phương pháp tán sỏi phổ biến, được đánh giá là hiệu quả trong việc tán sỏi và đẩy sỏi ra ngoài cơ thể. 3 phương pháp bao gồm:
Tán sỏi thận qua da là một trong những phương pháp tán sỏi được sử dụng nhiều nhất hiện nay bởi nó mang lại ít tính xâm hại cùng với đó là độ an toàn cao.
Thông qua phương pháp này mà người bệnh sẽ ít đau, hết sỏi và nhanh chóng bình phục. Thực hiện tán sỏi thận qua 2 giai đoạn đó là giai đoạn tạo một đường hầm và sau đó dùng máy nội soi đưa vào thận; tiếp đến tiến hành giai đoạn hai là để tán sỏi, khi tán sỏi xong sẽ dùng dụng cụ để lấy sỏi ra.
Sử dụng máy tán sỏi phát ra tia laser hoặc sóng xung kích để phá bề mặt sỏi và đập vụn sỏi để sỏi đào thải ra ngoài theo đường nước tiểu. Được áp dụng với các trường hợp bệnh nhân có sỏi kích thước khoảng dưới 3 cm và sỏi thận nằm ở vị trí nhóm đài trên.
- Nội soi niệu quản ngược dòng: phương pháp này sử dụng ống nội soi niệu quản đi theo đường từ niệu đạo lên bàng quang và lên niệu quản tiếp cận trực tiếp với viên sỏi. Khi đã tiếp cận được dùng nguồn năng lượng bằng laser hoặc khí nén và siêu âm để phá vỡ sỏi và lấy sỏi ra ngoài.
- Nôi soi bằng ống soi mềm:
Nội soi tán sỏi niệu quản bằng ống soi mềm là kỹ thuật cao đáp ứng cao hơn trong chẩn đoán và điều trị bệnh sỏi thận. Đây là phẫu thuật chỉ thực hiện ở một số bệnh viện lớn có trang bị máy soi niệu quản và máy laser công suất lớn (Laser Holmium YAG).
- Bệnh nhân phù hợp nội soi tán sỏi bằng ống soi mềm Sỏi dưới kích thước 1- 2,5cm. Trường hợp không thành công sau tán sỏi ngoài cơ thể Đây là phương pháp phối hợp để lấy các mảnh sỏi còn sót sau tán sỏi qua da (tán sỏi ngoài cơ thể).
- Ưu điểm nội soi tán sỏi bằng ống soi mềm: ít gây đau, hạn chế để lại sẹo và thời gian bình phục nhanh.
Trên đây là 3 phương pháp tán sỏi thận phổ biến và được đánh giá là hiệu quả trong việc điều trị đẩy sỏi ra bên ngoài. Tuy nhiên sỏi thận là căn bệnh có thể bị tái phát, do vậy sau điều trị người bệnh cần tuân thủ chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý, tránh các loại thực phẩm làm tăng nguy cơ sỏi thận, tập thể dục và uống đủ nước mỗi ngày.
Các thông tin trong bài viết này chỉ mang tính chất tham khảo. Trước khi tiến hành tán sỏi, bệnh nhân sẽ được kiểm tra tổng quát, siêu âm, xét nghiệm nước tiểu nhằm xác định vị trí viên sỏi, kích thước sỏi thận để áp dụng phương pháp điều trị phù hợp nhất.