Cong vẹo cột sống là tình trạng cong bất thường ở cột sống sang một bên. Bệnh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi trong đó phát triển nhanh nhất ở tuổi dậy thì do đó nếu không sớm phát hiện thì bệnh sẽ chuyển biến sang các cấp độ nặng hơn.
- Theo các chuyên gia cho biết, có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng cong vẹo cột sống như: do bẩm sinh, do vẹo cột sống cùng các bệnh lý tuỷ sống và thần kinh cơ do rỗng tuỷ sống, bướu đa sợi thần kinh, hội chứng Marfan, di chứng sốt bại liệt, thoát vị hạnh nhân tiểu não,... hoặc là không rõ nguyên nhân - vô căn.
- Trong đó bệnh cong vẹo cột sống không rõ nguyên nhân chiếm đa số các trường hợp khoảng 60-70%. Và đa số trẻ em dưới 3 tuổi thường bị bệnh cong vẹo cột sống do bẩm sinh hoặc có liên quan đến bệnh lý gây khó điều trị và tiên lượng nặng.
Có khoảng 20% trẻ em bị bệnh cong vẹo cột sống ở tuổi thiếu nhi khoảng từ 3 - 10 tuổi do một số nguyên nhân bệnh lý kèm theo.
- Từ 10 tuổi trở đi, hầu hết các trường hợp bệnh cong vẹo cột sống không rõ nguyên nhân sẽ diễn biến nặng hơn cho đến khi dừng lại ở độ tuổi trưởng thành. Chính vì vậy mà vẹo cột sống người lớn là hậu quả của việc bị vẹo cột sống lúc nhỏ sau đó bị quên lãng.
- Như vậy có thể thấy, phần lớn dị tật cột sống có nguyên nhân vô căn thường là do các yếu tố liên quan đến di truyền, ngồi học không đúng tư thế hay là phải lao động sớm...
- Tuổi càng nhỏ nguyên nhân bệnh lý kèm càng nhiều và càng khó điều trị. Ở tuổi thanh thiếu niên cong vẹo cột sống thường là vô căn do đó việc điều trị thường cho kết quả tốt dù bảo tồn ở khoảng giữa 20 - 40 độ vẹo hoặc phẫu thuật khoảng trên 40 độ vẹo.
- Mặc dù vậy nhưng nếu bệnh nhân càng đến khám và điều trị muộn thì khi đó vẹo càng nặng và việc phẫu thuật sẽ càng nguy hiểm hơn.
- Thông thường cột sống của trẻ sẽ thẳng hàng khi nhìn từ cổ xuống lưng và thắt lưng còn khi nhìn ngang mà cột sống hơi cong ở lưng và ưỡn bình thường ở thắt lưng.
- Trong khi đó, nếu bị tật vẹo cột sống, khi nhìn ở phía sau lúc trẻ đứng thẳng sẽ thấy một bên vai xệ, lồng ngực nhô lên ở một bên, có thể kèm theo vùng hông - thắt lưng bị nhô sang phía bên kia.
Đồng thời xương chậu và háng cao hơn bên kia đặc biệt là cột sống lệch sang 1 bên. Còn khi cho trẻ cúi thắt lưng và nhìn phía sau thì sẽ thấy rõ lồng ngực hoặc là hông thắt lưng nhô lên ở một hay hai bên.
- Với những cách phát hiện đơn giản trên sẽ giúp phát hiện sớm các tật vẹo cột sống ở trẻ mà ngay cả cha mẹ và người thân đều có thể thăm khám được tại nhà.
Thông thường có 3 cấp độ của bệnh cong vẹo cột sống:
Cấp độ 1: là khi cột sống đã lệch nhưng chỉ có thể phát hiện bởi các chuyên gia tuy nhiên ở cấp độ này chưa ảnh hưởng đến chức năng hô hấp.
Cấp độ 2: khi nhìn từ phía sau đã có thể thấy cột sống cong vẹo và gù xương sườn do đốt sống bị xoay làm ảnh hưởng đến chức năng hô hấp nhẹ.
Cấp độ 3: là khi có thể nhìn thấy rõ cột sống bị vẹo lệch sang bên gây ảnh hưởng nặng tới chức năng hô hấp đồng thời có thể gây ra biến dạng khung chậu, khớp háng cũng như chiều dài của lưng - thắt lưng ngắn lại.
Hoặc xương sườn ngực bị biến dạng gây hiện tượng suy hô hấp mạn tính và làm xuất hiện bệnh tim phổi mạn, các cơ quan trong ổ bụng bị chèn ép...
Việc điều trị bệnh cong vẹo cột sống chủ yếu dựa vào góc vẹo cột sống đã được khảo sát trên hình ảnh học. Thường có 3 cách điều trị:
- Thứ nhất là quan sát và theo dõi cho trẻ khi có góc vẹo dưới 20 độ.
- Thứ hai là cho trẻ mang nẹp thận khi có góc vẹo cột sống giữa 20 và 40 độ.
- Thứ ba là phải can thiệp bằng phẫu thuật cho trẻ có góc vẹo trên 40 độ.