Tìm hiểu tổng quan về máy tạo oxy đối với người bị viêm phế quản

Tìm hiểu tổng quan về máy tạo oxy đối với người bị viêm phế quản
Máy tạo oxy là dụng cụ vô cùng cần thiết cho những người có chức năng hô hấp bị ảnh hưởng đặc biệt trong một số bệnh lý như tai biến mạch máu não, viêm phế quản hay phổi tắc nghẽn mãn tính,…

1. Vai trò của máy tạo oxy đối với người viêm phế quản?

Máy tạo oxy là một dụng cụ giúp tạo ra oxy tinh khiết chúng có nồng độ lên tới 93 – 98% sau khi đã đi qua máy để loại bỏ khí trơ cũng như các loại khí độc hại. Oxy y tế vô cùng cần thiết cho những người bị tai biến mạch máu não phải nằm liệt giường hay những người bị COPD hay bị viêm phế quản.

Đối với những người mắc bệnh lý về đường hô hấp nói chung hay bệnh viêm phế quản nói riêng, những người bệnh này thường rơi vào tình trạng thiếu oxy với các biểu hiện mệt mỏi, thở nhanh nông, thậm chí là tím tái, co giật hay choáng váng,… Đa phần những người bệnh này sẽ nằm ở nhóm đối tượng là trẻ nhỏ hoặc người cao tuổi, những người có thể trạng suy yếu,…

Lúc này, máy tạo oxy sẽ giúp đỡ họ rất nhiều trong quá trình hô hấp. Oxy được tạo ra từ máy tạo oxy sẽ dễ dàng đi vào phổi qua động mạch phổi hòa chung vào máu giúp các tế bào trong cơ thể được phục hồi cũng như sinh trưởng và phát triển tốt. Máy tạo oxy cũng thúc đẩy tăng cường trao đổi chất giúp cho người bệnh viêm phế quản phục hồi tốt hơn.

2. Sử dụng máy tạo oxy cho người viêm phế quản như thế nào?

Một người có vấn đề về đường hô hấp nói chung hay bệnh viêm phế quản nói riêng cần tham khảo qua ý kiến của các Bác sĩ chuyên khoa để biết mình có nên sử dụng máy tạo oxy hay không? Không phải cứ sử dụng máy tạo oxy thường xuyên là tốt cho sức khỏe mà lượng oxy đi vào cơ thể phải phù hợp với từng bệnh lý cũng như từng thể trạng của người bệnh.

Tìm hiểu tổng quan về máy tạo oxy đối với người bị viêm phế quản - Ảnh 2.

Máy tạo oxy giúp người bị viêm phế quản giảm tình trạng khó thở - Ảnh minh họa

Khi sử dụng máy tạo oxy quá thường xuyên hay sử dụng quá nhiều oxy y tế có thể khiến bạn bị ngộ độc oxy trong máu, điều này làm cho tình trạng viêm phế quản càng trở nên nghiêm trọng hơn. Khi sử dụng máy tạo oxy không đúng cách còn có thể làm cho các tiểu phế quản bị chai hay còn gọi là chai nang phổi, làm tổn thương nghiêm trọng quá trình chuyển hóa oxy vào phổi, khiến tình trạng khó thở của người bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.

Khi người bệnh viêm phổi sử dụng máy tạo oxy quá thường xuyên còn có thể dẫn tới tình trạng phổi không hoạt động và bị phụ thuộc vào sự hoạt động của máy, điều này rất nguy hiểm đối với người bị viêm phế quản đặc biệt là trẻ em hoặc đối với nhóm người cao tuổi. Chính vì thế, máy tạo oxy luôn là con dao hai lưỡi đối với người bệnh nếu sử dụng chúng không đúng cách.

Bệnh nhân chỉ sử dụng máy tạo oxy khi lên những cơn khó thở cấp tính, ở giai đoạn người bệnh bớt khó thở hơn người bệnh có thể sử dụng những bài tập thở để cải thiện chức năng hô hấp của mình cũng như giúp quá trình thông khí được tốt hơn.

3. Máy tạo oxy có những đặc điểm gì?

Máy tạo oxy là loại máy giúp tạo ra oxy tinh khiết giúp người bệnh thở một cách dễ dàng hơn, máy tạo oxy hiện nay trên thị trường có 3 loại và chủ yếu được nhập khẩu từ nước ngoài. Ba loại máy tạo oxy hiện đang được áp dụng trên thị trường hiện nay bao gồm: máy tạo oxy với liều 3 lít/phút, máy tạo oxy với liều 5 lít/phút, máy tạo oxy với liều cao hơn và chuyên dụng hơn.

Tìm hiểu tổng quan về máy tạo oxy đối với người bị viêm phế quản - Ảnh 3.

Hiện nay trên thị trường có 3 loại và chủ yếu được nhập khẩu từ nước ngoài - Ảnh minh họa

Trước khi quyết định mua máy tạo oxy cũng như áp dụng các liều oxy cho người bệnh viêm phế quản hay những người bệnh mắc bệnh đường hô hấp, bạn cần tham khảo ý kiến của các Bác sĩ chuyên khoa về các vấn đề sau:

Nhờ các Bác sĩ chuyên khoa tư vấn người bệnh nên sử dụng máy tạo oxy 3 lít hay 5 lít hay mức thở oxy cao hơn.

Nên chú ý để máy tạo oxy ở những nơi thông thoáng, tránh lửa để ngăn ngừa tình trạng cháy nổ.

Không sử dụng máy tạo oxy thường xuyên vì có thể gây nghiện cho người bệnh và khiến phổi hoạt động không hiệu quả.

Kiểm tra nồng độ oxy máu của người bệnh cũng như các dấu hiệu thiếu máu để lựa chọn mức thở oxy phù hợp.


Tác giả: Phạm Thị Mai