Trong các loại ung thư, ung thư tuyến tụy được xếp vào hàng thứ 8-9 về độ phổ biến. Nó được gọi là "ung thư tử thần" bởi độ nguy hiểm và tỷ lệ tử vong cao. Thậm chí cơ hội sống sót của bệnh nhân nếu không được điều trị kịp là dưới 5%. Bởi vậy, việc tìm hiểu ung thư tuyến tụy là gì và cách điều trị căn bệnh nguy hiểm này là rất quan trọng.
Ung thư tuyến tuyến tụy được hình thành do tế bào ác tính trong mô của tuyến tụy. Phần lớn khối u ung thư tuyến tụy bắt đầu từ các tế bào ngoại tiết. Đây là tuyến nằm phía sau dạ dày và trước cột sống làm nhiệm vụ kích thích tiêu hóa và sản sinh hormone điều chỉnh lượng đường trong máu.
2. Phân loại và giai đoạn bệnh ung thư tuyến tụy
Ung thư tuyến tụy bao gồm các loại sau đây:
- Ung thư biểu mô tuyến: Đây là loại ung thư tuyến tụy phổ biến, chiếm 80% số trường hợp bệnh nhân được chẩn đoán. Khối u ung thư phát triển trong các ống dẫn của tuyến tụy.
Ung thư biểu mô tuyến: Đây là loại ung thư tuyến tụy phổ biến nhất, chiếm khoảng 80% trường hợp. Hầu như tất cả các bệnh ung thư phát triển trong các tế bào lót ống dẫn của tuyến tụy.
- Khối u nang: Túi nhỏ trong tuyến tụy chứa chất lỏng hình thành trong tuyến tụy. Phần lớn khối u này đều lành tính, tuy nhiên số ít lại phát triển thành ung thư.
- Ung thư biểu mô tế bào acinar: Khối u phát triển từ tế bào tạo ra các enzym tuyến tụy.
- Các loại ung thư tuyến tụy ít phổ biến hơn: Ung thư biểu mô tuyến, ung thư biểu mô tế bào vảy, ung thư biểu mô tế bào vòng, ung thư biểu mô không phân biệt.
Ung thư tuyến tụy được chia thành 4 giai đoạn phát triển bao gồm:
- Giai đoạn I: Tế bào ung thư bắt đầu hình thành và phát triển thành khối u có kích thước chưa đến 2cm. Lúc này bệnh nhân không hề có bất cứ đâu hiệu bất thường nào nên rất khó phát hiện.
- Giai đoạn II: Khối u phát triển có kích thước 2-4cm và xâm lấn sang các mô lân cận nhưng chưa gây ảnh hưởng đến hạch bạch huyết, mạch máu.
- Giai đoạn III: Khối u phát triển vượt bậc, lên tới 6-8cm và bắt đầu xâm lấn mạch máu, di căn sang hạch bạch huyết cũng như các cơ quan xung quanh.
- Giai đoạn IV: Khối u phát triển không kiểm soát và xâm lấn, di căn sang các bộ phận ở xa trong cơ thể, điển hình như phổi, gan và màng bụng…
Ở giai đoạn đầu, bệnh ung thư tuyến tụy gần như không xuất hiện các triệu chứng đặc biệt. Nhìn chung, các dấu hiệu của nó thường khá mơ hồ và thường bị nhầm lẫn với các căn bệnh thông thường. Dưới đây là các dấu hiệu bạn cần lưu ý:
- Đau vùng bụng và sống lưng
- Cân nặng giảm sút không rõ nguyên nhân
- Vàng da, vàng mắt có thể kèm theo triệu chứng ngứa ngoài da
- Mất cảm giác ngon miệng khi ăn, chán ăn, buồn nôn
- Phân có màu sắc đậm hoặc nhạt hơn bình thường
- Mắc các bệnh về tuyến tụy như viêm tụy
- Xuất hiện bệnh tiểu đường khởi phát
- Cơ thể mệt mỏi, có dấu hiệu trầm cảm
- Khi sờ tay vào bụng có thể cảm nhận các cục máu đông nổi lên
Trong trường hợp gặp phải một hay nhiều dấu hiệu kể trên, bạn nên tìm đến trung tâm y tế để được kiểm tra và chẩn đoán.
Tế bào ung thư hình thành do sự đột biến trong DNA. Điều này làm cho các tế bào đột biến phát triển mất kiểm soát và có sức sống mãnh liệt hơn các tế bào bình thường. Chúng tích lũy và hình thành nên các khối u và nếu không được điều trị kịp thời có thể lan sang các cơ quan và mạch máu xung quanh, thậm chí là di căn đến những bộ phận ở xa hơn.
Tuy nhiên, các nhà khoa học vẫn chưa thể tìm ra nguyên nhân chính xác gây nên sự biến đổi bất thường này. Trong đó, có 5-10% bệnh nhân được chẩn đoán ung thư tuyến tụy có thành viên gia đình từng có tiền sử mắc bệnh. Bên cạnh đó, điều này cũng có thể được gây ra bởi các yếu tố như béo phì, tuổi tác và thói quen hút thuốc, rượu bia.
Những đối tượng sau đây thường có nguy cơ mắc ung thư tuyến tụy cao hơn người bình thường:
- Người có thành viên gia đình từng mắc ung thư tuyến tụy
- Bệnh nhân mắc tiểu đường lâu năm
- Người bị viêm tụy mãn tính
- Người có thói quen hút thuốc, thường xuyên phải tiếp xúc với khói thuốc lá và các hóa chất độc hại
- Chủng tộc: Người Mỹ gốc Phi hoặc người Do Thái Ashkenazi thường có nguy cơ mắc bệnh ung thư tuyến tụy cao hơn các dân tộc khác.
- Người ở độ tuổi trên 60
- Giới tính: Tỷ lệ bệnh nhân nam mắc bệnh nhiều hơn so với nữ giới
- Người béo phì, không kiểm soát được cân nặng và có thói quen ăn nhiều thịt đỏ, thịt chế biến sắn và đóng hộp.
Trên đây là nhóm người có nguy cơ mắc ung thư tuyến tụy. Tuy nhiên điều này không có nghĩa là bất cứ ai có 1 hoặc nhiều yếu tố trên đều có khả năng mắc bệnh. Tuy nhiên, bạn cần nắm được các cách phòng tránh để tự bảo vệ bản thân cũng như các thành viên trong gia đình.
Mục tiêu đầu tiên trong điều trị ung thư tuyến tụy chính là loại bỏ tế bào ung thư. Kèm theo đó là cải thiện chất lượng sống để hạn chế và kiểm soát sự phát triển của bệnh cũng như giảm thiểu tối đa các triệu chứng mà nó gây ra.
Đây là phương pháp hàng đầu trong điều trị ung thư tuyến tụy. Bác sĩ chuyên khoa sẽ tiến hành cắt bỏ vùng tụy có chữa khối u, một phần của ruột non, túi mật, ống mật và các hạch bạch huyết xung quanh (Trong trường hợp khối u quá lớn, đã lấn sang các khu vực này.
Trong một số trường hợp, một phần dạ dày và ruột cũng có thể bị loại bỏ. Sau đó, bác sĩ sẽ nối các phần còn lại của của tuyến tụy, dạ dày và ruột lại để bệnh nhân có thể tiêu hóa thức ăn bình thường. Một số bệnh nhân cần phải cắt bỏ hoàn toàn tuyến tụy và có thể thay thế chức năng của nó bằng việc sử dụng insulin và enzyme.
Hóa trị là phương pháp sử dụng thuốc để giúp tiêu diệt các tế bào ung thư. Chúng có thể được tiêm vào tĩnh mạch hoặc sử dụng bằng đường uống. Hóa trị trường được kết hợp cùng với xạ trị để ức chế sự phát triển của tế bào ung thư và ngăn chặn sự xấm lấn sang các cơ quan khác. Ngoài ra, nó cũng được sử dụng trước và sau phẫu thuật để thu nhỏ khối u và giảm nguy cơ bệnh tái phát.
Xạ trị là cách sử dụng các chùm năng lượng cao như tia X và proton để tiêu diệt các tế bào ung thư. Nó thường được áp dụng trước, sau phẫu thuật và kết hợp cùng hóa trị. Ngoài ra, phương pháp này còn được sử dụng cho các bệnh nhân không thể phẫu thuật.
Chăm sóc hỗ trợ được áp dụng sau các phương pháp khác như phẫu thuật, hóa trị, xạ trị. Ở phương pháp này, bác sĩ sẽ tập trung vào việc giảm đau và khắc phục các triệu chứng khi bệnh đã phát triển đến giai đoạn cuối. Phương pháp này sẽ kéo dài suốt cuộc đời nhằm cải thiện chất lượng sống của bệnh nhân.
Dưới đây là các biến chứng thường gặp ở bệnh nhân ung thư tuyến tụy:
- Cân nặng giảm sút: Bệnh nhân ung thư thường có cảm giác mệt mỏi, chán ăn và buồn nôn do tác động của khối u đè lên dạ dày cũng như tác dụng phụ của phương pháp điều trị. Đồng thời, cơ thể họ cũng gặp khó khăn trong việc hấp thụ và bị vàng da, vàng mắt, nước tiểu màu vàng.
- Đau đớn: Khối u phát triển gây chèn ép dây thần kinh bụng, gây nên những cơn đau âm ỉ, thường xuyên.
- Tắc ruột:chèn ép một phần của ruột non (tá tràng), làm ngăn chặn dòng thức ăn được tiêu hóa từ dạ dày vào ruột.
Để bảo vệ bản thân và gia đình, bạn có thể giảm nguy cơ mắc bệnh bằng các nguyên tắc sau đây:
- Bỏ thuốc lá: hãy từ bỏ thói quen hút thuốc và tránh xa những khu vực có nhiều khói thuốc lá.
- Duy trì cân nặng khỏe mạnh: Nếu bạn béo phì, hãy thực hiện các bài tập thể dục đều đặn cùng chế độ ăn uống khoa học để đạp được cân nặng hợp lý.
- Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh: Một thực đơn với đầy đủ rau xanh, trái cây và ngũ cốc nguyên hạt sẽ giúp bạn giảm nguy cơ ung thư tuyến tụy.
- Kiểm tra sức khỏe định kỳ: Kiểm tra sức khỏe tổng quát định kỳ 1 năm / lần. Đặc biệt những người có thành viên gia đình mắc bệnh ung thư tuyến tụy cần thực hiện xét nghiệm để phát hiện nguy cơ mắc bệnh kịp thời.
Để ngăn ngừa và tăng cường hiệu quả điều trị ung thư tuyến tụy, bệnh nhân cần chú ý chế độ dinh dưỡng hàng ngày. Đảm bảo cơ thể được cung cấp đầy đủ dưỡng chất cần thiết để tăng cường sức khỏe và khả năng miễn dịch.
Dưới đây là các loại thực phẩm được chuyên gia khuyến khích sử dụng cho người mắc ung thư tuyến tụy:
- Rau xanh và trái cây: Các Quỹ Nghiên cứu Ung thư Thế giới Quốc tế khuyến cáo, bệnh nhân nên ăn ít nhất 5 phần rau không tinh bột và trái cây hàng ngày. Các loại trái cây mọng, rau xanh, họ hàng nhà cải có hàm lượng chất chống oxy hóa, chất xơ, vitamin, khoáng chất cấp bao gồm: quả việt quất, bông cải xanh, cam, bưởi, cải xoăn, rau bina
- Thực phẩm chứa nhiều protein: Đây là nguồn thực phẩm chứa nhiều protein giúp thúc đẩy hệ thống miễn dịch và sửa chữa các tế bào, mô của cơ thể. Bạn nên thêm vào thực đơn hàng ngày các loại protein dễ tiêu hóa như trứng, bơ, đậu, cá, thịt gia cầm.
- Tinh bột nhiều chất xơ: Khoai tây, họ hàng nhà đậu, bột yến mạch, gạo lứt… Các loại thực phẩm này giàu folate , vitamin B giúp giảm nguy cơ mắc ung thư tuyến tụy.
- Trà xanh: Trà xanh chứa hoạt chất polyphenol có đặc tính chống ung thư.
- Chất béo lành mạnh: Chất béo tốt cho cơ thể là loại chất không bão hòa đơn và không bão hòa đa có trong dầu ô liu, quả hạch, bơ. Chúng cung cấp năng lượng và giúp duy trì nhiệt độ cơ thể.
Trong trường hợp bệnh nhân ung thư tuyến tụy có lượng đường trong máu cao cần tăng cường ăn các loại thực phẩm nhiều chất xơ, ít đường. Trong đó, trái cây, rau xanh và các loại đầu luôn là những lựa chọn hàng đầu.
Một số loại thực phẩm gây nên hiện tượng khó tiêu, khiến các triệu chứng của bệnh ung thư tuyến tụy càng trở nên trầm trọng hơn. Không chỉ vậy, chúng còn làm tăng khả năng tái phát bệnh ở những người đã ổn định. Do đó, bạn nên tránh xa các loại thực phẩm sau đây:
- Thịt đỏ và thịt chế biến sẵn: Đây là loại thực phẩm khó tiêu hóa và một trong những yếu tố tăng nguy cơ gây ung thư tuyến tụy.
- Thực phẩm nhiều dầu mỡ: Các loại thực phẩm được chế biến theo hình thức chiên, xào, rán khiến bệnh nhân khó chịu, tiêu chảy, xì hơi...
- Rượu: Uống rượu có thể khiến các triệu chứng của bệnh nặng hơn.
- Đường và carbohydrate tinh chế: Nước ngọt có ga, bánh kẹo, bánh ngọt, bánh quy…
9. Các câu hỏi thường gặp về bệnh ung thư tuyến tụy
Ung thư tuyến tụy là căn bệnh thường gặp nhưng lại rất nguy hiểm bởi khó phát hiện, khó điều trị. Tuy nhiên, nếu được phát hiện kịp thời và điều trị đúng phương pháp, bệnh nhân vẫn có tia hy vọng.
Tùy vào giai đoạn và tình trạng sức khỏe của người bệnh, bác sĩ chuyên khoa sẽ xây dựng phác đồ chuyên biệt. Trong đó, các phương pháp tiêu chuẩn bao gồm phẫu thuật, hóa trị và xạ trị.
Điều quan trọng lúc này là bệnh nhân và người nhà cần lạc quan và giữ cho tinh thần luôn thoải mái. Đồng thời áp dụng chế độ ăn uống khoa học, luyện tập tăng cường đề kháng và chuẩn bị tinh thần tốt. Bởi điều trị ung thư tuyến tụy cần có quá trình và thời gian dài.
Bệnh có tỷ lệ tử vong cao nếu không được điều trị kịp thời. Hầu hết bệnh nhân ung thư tụy sau khi điều trị bằng phẫu thuật chỉ sống được khoảng 2-3 năm. Không chỉ vậy, tỉ lệ tái phát sau phẫu thuật cũng khá lớn. Đối với các bệnh nhân đã ở giai đoạn cuối, không thể can thiệp bằng phương pháp phẫu thuật thì đa số đều không sống quá 1 năm sau khi phát hiện bệnh.
Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của khoa học, trong tương lai các công nghệ sẽ trở nên tốt hơn. Nhờ đó việc chẩn đoán ung thư tuyến tụy sẽ đạt hiệu quả cao, giúp bệnh nhân phát hiện bệnh sớm hơn. Nhờ đó, cơ hội sống sót cũng sẽ được cải thiện đáng kể.
Di truyền là một trong những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư tuyến tuyền tụy. Nhưng điều này không có nghĩa tế bào ung thư sẽ truyền từ đời cha mẹ, ông bà chuyền sang cho con cháu.
Trong trường hợp gia đình có người từng mắc bệnh ung thư tuyến tụy, tốt nhất bạn nên tìm đến các bác sĩ chuyên khoa để được nhận được lời khuyên hữu ích. Tại đây, họ sẽ xem xét các yếu tố di truyền và làm xét nghiệm để kiểm tra nguy cơ mắc ung thư tuyến tụy hay các bệnh khác của bạn.
Tuyến tụy nằm sâu trong bụng, vì vậy các bác sĩ thường gặp khó khăn khi khám. Ngoài ra, các triệu chứng ung thư tuyến tụy cũng không rõ ràng. Chúng chỉ xuất hiện thường xuyên khi khối u đã phát triển triển ngoài tầm kiểm soát, khi đã bắt đầu xâm lấn sang hạch bạch huyết và các cơ quan lân cận.
Thực tế không có xét nghiệm tiêu chuẩn nào dùng để chẩn đoán ung thư tuyến tụy. Điều này làm cho việc kiểm tra và chẩn đoán nguy cơ mắc bệnh là rất phức tạp.
10. Các hình ảnh về bệnh A
Ung thư tuyến tụy là ung thư hình thành trong các tế bào của tuyến tụy.
Hình ảnh khối u hình thành và phát triển ra ngoài tuyến tụy
Hình ảnh thực tế của tuyến tụy của bệnh nhân ung thư
Bệnh nhân ung thư tuyến tụy có dấu hiệu vàng da, vàng mắt
Cẩn thận với các dấu hiệu vàng mắt, đau bụng, đau lưng…
Hút thuốc và khói thuốc lá làm tăng nguy cơ mắc ung thư tuyến tụy
Nội soi ngược dòng ERCP là hình thức kiểm tra và chẩn đoán ung thư tuyến tụy
Với những thông tin về ung thư tuyến tụy là gì cũng như dấu hiệu, cách điều trị bệnh, chắc chắn giờ đây bạn đọc đã hiểu được mức độ nguy hiểm của nó. Do tuyến tụy nằm sâu bên trong cơ thể, việc phát hiện, chẩn đoán là rất khó khăn. Bởi vậy, cách tốt nhất để bảo vệ bản thân là áp dụng các biện pháp phòng tránh như giữ cân nặng ổn định, ăn uống điều độ và tập thể dục để tăng cường miễn dịch. Bên cạnh đó, đừng quên khám sức khỏe định kỳ ít nhất 1 năm / lần.
Tham khảo:
https://www.cancer.org/cancer/pancreatic-cancer/about/what-is-pancreatic-cancer.html
https://www.pancan.org/facing-pancreatic-cancer/about-pancreatic-cancer/what-is-pancreatic-cancer/
https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/pancreatic-cancer/symptoms-causes/syc-20355421 https://www.healthline.com/health/pancreatic-cancer/diet#foods-to-avoid