Tìm hiểu sự phát triển của thai nhi trong 3 tháng đầu thai kỳ

Tìm hiểu sự phát triển của thai nhi trong 3 tháng đầu thai kỳ
Việc tạo ra một sinh linh nhỏ là quá trình vô cùng phức tạp và kì diệu. Trong những ngày đầu, có thể mẹ chưa nhận ra, nhưng một cơ thể mới đã bắt đầu hình thành. Cùng tìm hiểu sự phát triển của thai nhi trong 3 tháng đầu thai kỳ theo từng tuần thai nhé!

Sự phát triển của thai nhi trong 3 tháng đầu thai kỳ theo từng tuần:

- Tuần 1 và 2: Theo quy ước y tế, tuổi thai được tính từ ngày đầu của kỳ kinh cuối. Nhưng trong thực tế, kinh nguyệt kết thúc khoảng 2 tuần thì trứng mới bắt đầu rụng. Do đó, sự thụ tinh thường diễn ra vào khoảng 2 tuần sau kỳ kinh cuối. Điều này có nghĩa, sự phát triển của thai nhi trong 3 tháng đầu ở tuần 1 và 2 của thai kỳ chưa có hề có gì xảy ra.

- Tuần 3: Trứng đã được thụ tinh, tạo thành hợp tử. Hợp tử di chuyển đến buồng tử cung theo vòi fallop. Cùng lúc đó, hợp tử cũng tiến hành phân chia tế bào để tạo thành phôi.

- Tuần 4: Phôi bắt đầu phân chia nhanh và bám vào bề mặt niêm mạc tử cung để làm tổ. Sự phát triển của thai nhi trong 3 tháng đầu thai kỳ bắt đầu diễn ra nhanh chóng. Nhóm tế bào bên trong túi phôi phát triển thành phôi thai. Lớp tế bào ngoài túi phôi phát triển thành nhau thai để nuôi dưỡng bào thai.

Tìm hiểu sự phát triển của thai nhi trong 3 tháng đầu thai kỳ - Ảnh 1.

Hình ảnh thai nhi 5 tuần tuổi - Ảnh Internet

- Tuần 5: Phôi thai đã nhanh chóng phát triển thành 3 lớp. Lớp ngoại bì ngoài cùng sẽ phát triển thành da, mắt, tai trong, hệ thống thần kinh trung ương và ngoại biên. Lớp trung bì ở giữa sẽ phát triển thành bộ phận sinh dục, hệ tuần hoàn, tim, thận, xương và dây chằng. Lớp nội bị trong cùng sẽ phát triển thành hệ tiêu hóa và phổi.

- Tuần 6: Đây là giai đoạn quan trọng nhất trong sự phát triển của thai nhi trong 3 tháng đầu thai kỳ. Ống thần kinh bắt đầu đóng lại. Tủy sống và não của thai nhi sẽ phát triển từ ống thần kinh. Đồng thời sẽ hình thành mắt, tai, tim và các cơ quan nội tạng. Cánh tay em bé bắt đầu mọc chồi nhỏ. Phôi thai bắt đầu có hình dạng cong chữ C.

- Tuần 7: Sự phát triển của thai nhi trong 3 tháng đầu đã hình thành rõ nét hơn. Đầu thai nhi phát triển, não và mặt lớn hơn. Các chỗ lõm lỗ mũi và võng mạc cũng dần xuất hiện. Chồi cánh tay đã có bàn tay dạng như mái chèo. Chồi cẳng chân bắt đầu mọc.

- Tuần 8: Bàn tay đã hình thành các ngón tay. Chồi cẳng chân đã có bàn chân dạng như mái chèo. Tai, mắt, môi trên, sống mũi đã rõ ràng hơn. Thân và cổ thai nhi duỗi thẳng hơn. Lúc này thai nhi nặng khoảng 1g và dài khoảng 1,6cm.

- Tuần 9: Cánh tay đã được phân đoạn khuỷu tay. Bàn chân đã hình thành các ngón chân. Đầu phát triển khá lớn, mí mắt xuất hiện, nhưng phần cằm chưa hoàn thiện. Lúc này thai nhi nặng khoảng 2g và dài khoảng 2,3cm.

Tìm hiểu sự phát triển của thai nhi trong 3 tháng đầu thai kỳ - Ảnh 2.

Thai nhi 9 tuần tuổi - Ảnh Internet

- Tuần 10: Dây rốn được nhìn thấy dễ dàng hơn. Đầu thai nhi tròn hơn. Mí mắt và tai ngoài đã thêm rõ nét. Khuỷu tay có thể được gập lại, đánh dấu giai đoạn mới của sự phát triển của thai nhi trong 3 tháng đầu. Các ngón tay và ngón chân dài hơn, không còn màng. Lúc này thai nhi nặng khoảng 4g và dài khoảng 3,1cm.

- Tuần 11: Đây là giai đoạn sự phát triển của thai nhi trong 3 tháng đầu diễn ra rất nhanh chóng. Mặc dù chiều dài của thai nhi chỉ bằng độ dài của đầu thai nhi. Khuôn mặt em bé rõ ràng hơn nhờ mí mắt nhắm lại, 2 mắt tách xa nhau. Mầm răng bắt đầu mọc. Tại gan, hồng cầu đã bắt đầu hình thành. Bộ phận sinh dục ngoài (dương vật hoặc âm vật) bắt đầu phát triển. Lúc này thai nhi nặng khoảng 7g và dài khoảng 4,1cm.

- Tuần 12: Sự phát triển của thai nhi trong 3 tháng đầu bắt đầu có bước tiến mới. Thai nhi đã có thể cử động tự thân. Khuôn mặt rộng ra và trông rõ ràng hơn. Móng tay xuất hiện. Lúc này thai nhi nặng khoảng 14g và dài khoảng 5,4cm.

Như vậy, sự phát triển của thai nhi trong 3 tháng đầu thai kỳ khá hoàn thiện. Các bộ phận cơ bản đã được hình thành đầy đủ. Do đó, bà bầu cần hết sức lưu ý giữ gìn và bổ sung dinh dưỡng để bào thai phát triển khỏe mạnh nhất.


Tác giả: Mai Nhung