- Hãy viết ra những triệu chứng trước khi đi khám bác sĩ, đặc biệt nếu bạn bị đau xương hoặc sưng không rõ nguyên nhân. Đừng bỏ qua những tác nhân khiến triệu chứng tồi tệ hơn, hoặc những điều giúp giảm thiểu triệu chứng.
- Chuẩn bị hồ sơ lịch sử y tế, bệnh bạn đang và đã từng bị, thuốc bạn đang sử dụng, kể cả thuốc bổ. Bởi chúng có thể tác động rất lớn đến kết quả xét nghiệm xương.
- Viết ra những điều bạn muốn hỏi bác sĩ. Chuẩn bị trước câu trả lời cho những điều bác sĩ có thể hỏi.
- Tìm hiểu trước về quy trình tầm soát ung thư xương để có sự chuẩn bị tốt nhất. Giữ tâm lý thoải mái, sẵn sàng thực hiện các xét nghiệm xương nếu cần thiết.
Quy trình tầm soát ung thư xương gồm 3 bước cơ bản sau đây:
Việc đầu tiên của quy trình tầm soát ung thư xương là bác sĩ sẽ hỏi những dấu hiệu, triệu chứng bất thường của bạn. Sau đó bác sĩ sẽ bắt đầu 1 bài kiểm tra thể chất, kiểm tra khu vực khiến bạn đau đớn, khu vực bị sưng tấy, nổi cục, cũng như tìm kiếm các bệnh lý khác nếu có nghi ngờ. Bác sĩ sẽ lắng nghe nhịp tim và nhịp thở của bạn để đánh giá tổng quát thể trạng.
Điều bạn cần làm là hãy kể rõ ràng, chi tiết và đầy đủ những dấu hiệu khiến bạn nghi ngờ sức khỏe của bản thân không ổn. Hãy tuân thủ theo chỉ dẫn của bác sĩ và đặt câu hỏi nếu bạn không hiểu.
Nếu như sau bước 1, bác sĩ thấy sức khỏe của bạn không có vấn đề gì, thì bác sĩ sẽ kết thúc quy trình tầm soát ung thư xương. Nếu bác sĩ của bạn nghĩ rằng đó có thể là ung thư, họ sẽ yêu cầu thực hiện thêm các xét nghiệm xương để thu hẹp vấn đề:
- Chụp X-quang thường là xét nghiệm đầu tiên mà bác sĩ sẽ yêu cầu trong quy trình tầm soát ung thư xương. Nhiều bệnh ung thư xương sẽ xuất hiện trên X-quang. Tuy nhiên phim chụp X-quang chỉ cho biết vị trí xương đó có khối u hay không, chứ không nhận biết được là u lành tính hay u ung thư.
- Sinh thiết là phương pháp chính xác nhất để kiểm tra bạn có bị ung thư hay không. Bác sĩ sẽ lấy một mẫu mô từ khối u để gửi đến phòng thí nghiệm, phân tích xem nó có phải là mô bị ung thư hay không.
- Nếu bác sĩ nghi ngờ ung thư xương đã lan rộng, trong quy trình tầm soát ung thư xương của bạn sẽ cần thực hiện thêm phương pháp chụp MRI và CT.
- Nếu bác sĩ nghi ngờ bạn có bệnh lý khác ngoài xương, bạn có thể được giới thiệu đến bác sĩ chuyên khoa khác, hoặc thực hiện thêm nhiều xét nghiệm để làm rõ vấn đề và chẩn đoán chính xác và không bỏ sót bệnh.
Sau khi bác sĩ đã xem xét kết quả các xét nghiệm của bạn, bạn sĩ sẽ cho bạn biết bạn có bị ung thư hay không, nếu có thì bạn bị ung thư loại nào và đang ở giai đoạn nào. Bác sĩ cũng đưa ra hướng điều trị và căn dặn những điều cần thiết. Việc của bạn là chú ý nghe hướng dẫn, dặn dò của bác sĩ. Hỏi bác sĩ những điều bạn còn thắc mắc. Xin thêm tài liệu tham khảo nếu cần thiết.
Đôi khi, sau khi kết thúc quy trình tầm soát ung thư xương, bác sĩ sẽ hẹn bạn tái khám để kiểm tra và xác minh lại những vấn đề bác sĩ còn nghi ngờ. Hãy ghi nhớ lịch tái khám và đến đúng hẹn.
Đọc thêm: Các phương pháp giảm đau cho bệnh nhân ung thư xương
Phòng khám đa khoa Vietlife cung cấp dịch vụ thăm khám, chẩn đoán và điều trị toàn diện tất cả các chuyên khoa. Hệ thống phòng khám được trang bị công nghệ hiện đại, đội ngũ bác sỹ chuyên gia đến từ các bệnh viện đầu ngành. Áp dụng quy trình dịch vụ khách hàng đồng bộ nhất quán từ khâu tiếp đón đến chăm sóc trước và sau khi sử dụng dịch vụ trên toàn hệ thống. Đảm bảo kết quả chẩn đoán lâm sàng chính xác và đưa ra tư vấn hướng điều trị tốt nhất.
Bạn có thể đăng ký và đặt lịch khám tại: Phòng khám MRI Trần Bình Trọng – Số 14 Trần Bình Trọng, Hoàn Kiếm, HN và phòng khám Vietlife Sư Vạn Hạnh – Số 583 Sư Vạn Hạnh, P.13, Q.10, TP.HCM. Hoặc liên hệ Hotline: 024.7307.8999 để được tư vấn.
Theo dõi và cập nhật những thông tin tư vấn về sức khỏe sớm nhất tại: http://vietlifeclinic.com/