Quy trình tầm soát ung thư thực quản

Tham vấn chuyên môn: - Khoa Nội Tổng hợp
Quy trình tầm soát ung thư thực quản
Với sự phát triển của y học hiện đại, bệnh nhân có nhiều lựa chọn trong việc sử dụng quy trình tầm soát ung thư thực quản.

Thực quản là bộ phận chuyển tiếp miệng xuống dạ dày. Nó có trách nhiệm chuyển thực phẩm xuống các cơ quan tiêu hóa.

Thực quản nằm sau khí quản, đi qua cơ hoành. Nối thực quản với dạ dày là một van đóng mở ngăn thức ăn và các dịch dày dày, mật không bị trào ngược.

Các tế bào chính trong thực quản là tế bào niêm mạc thực quản, tế bào vảy, tế bào tuyến nhầy bôi trôi thực quản,… Các tế bào này khi phát triển không bình thường có khả năng biến chuyển sang bệnh ung thư thực quản bất cứ lúc nào.

Tại Việt Nam, ung thư thực quản đang nằm trong nhóm có nhiều mắc bệnh nhất hiện nay. Các dấu hiệu ban đầu khó phát hiện khiến bệnh nhân càng gặp nhiều khó khăn trong việc điều trị. Điều này khiến thói quen tầm soát ung thư thực quản trở nên vô cùng quan trọng.

Nhiều người vì ngại ngùng và sợ phiền phức nên không dám đi tầm soát. Thực tế, quy trình tầm soát ung thư thực quản bây giờ ở nhiều trung tâm không quá phức tạp mà giá thành lại phải chăng.

Nếu bạn là một người chưa nắm rõ các quy trình tầm soát ung thư thực quản cơ bản, bạn có thể tham khảo một quy trình cơ bản như ở dưới đây.

1. Khám lâm sàng

Khám lâm sàng là bước đầu tiên trong quy trình tầm soát ung thư thực quản. Bước khám bệnh này khá tương đồng với các bước khám sức khỏe tổng quát đầu tiên.

Giai đoạn này, bác sĩ có những đánh giá cơ bản về cơ thể bệnh nhân thông qua các thông tin sức khỏe cơ bản và dấu hiệu bệnh bên ngoài (nổi hạch, xuất hiện các vết sưng).

Bước khám bệnh này gồm:

Khám nội tổng quát: Đo cân nặng, chiều cao và khám tim mạch, tiêu hóa, hô hấp,…của bệnh nhân. Các dấu hiệu huyết áp cao cần chú ý để phòng ngừa các biến chứng do huyết áp cao gây nên (nhồi máu cơ tim, đột quỵ).

Nội soi tai mũi họng: Tìm hiểu các bệnh lý đường hô hấp ở tai, mũi, họng. Việc nội soi này cũng để tìm u, Polyp viêm, quá phát tổ chức Lympho vùng họng.

Nội soi thực quản (có thể không hoặc có gây mê): Phát hiện sớm Polyp, khối u bất thường trong niêm mạc đường tiêu hóa.

2. Xét nghiệm cận lâm sàng

Xét nghiệm cận lâm sàng là bước tiếp theo trong quy trình tầm soát ung thư thực quản. Nhiệm vụ chính của giai đoạn này là phát hiện sớm các căn bệnh truyền nhiễm và dấu hiệu ung thư thực quản tiềm ẩn.

Giai đoạn này gồm một số bước xét nghiệm sau:

Xét nghiệm đông máu cơ bản: Đánh giá chức năng chảy máu, đông máu của cơ thể.

Xét nghiệm SCC: Phát hiện sớm dấu hiệu bệnh ung thư thực quản.

3. Chẩn đoán hình ảnh

Trong quy trình tầm soát ung thư thực quản, giai đoạn chẩn đoán hình ảnh nhằm kiểm tra sâu hơn các chức năng của các bộ phận. Với trình độ y khoa hiện nay, có rất nhiều cách kiểm tra khác nhau. Một số phương pháp phổ biến nhất như:

Chụp X-Quang kỹ thuật số tim phổi thẳng: Phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường ở phổi, tim.

Siêu âm hạch vùng cổ: Phát hiện sớm các u hạch ở dưới hàm và vùng cổ.

Xét nghiệm máu: Tế bào ung thư luôn hiện hữu dưới hình dạng sinh học. Chúng có sự chuyển hóa khác biệt nếu so với các tế bào thông thường. Bên cạnh đó, chúng cũng có các chất chỉ điểm trong cơ thể con người. Mỗi loại ung thư sẽ sản sinh chất chỉ điểm khác nhau. Ung thư thực quản cũng vậy. Vì thế, bác sĩ sẽ xét nghiệm máu để tìm chất tương ứng.

4. Thăm dò chức năng

Thăm dò chức năng là bước cuối cùng trong quy trình tầm soát ung thư thực quản.

Điện tâm đồ: Phát hiện sớm các dấu hiệu bệnh liên quan tới bộ phận tim (thiếu máu cơ tim, loạn nhịp tim).



Tác giả: Quang Anh