Hiện nay, có nhiều phương pháp khác nhau được áp dụng để điều trị cho bệnh nhân trào ngược dạ dày thực quản như điều chỉnh lối sống, sử dụng thuốc, phẫu thuật,... Tuy nhiên sử dụng các loại thuốc điều trị trào ngược dạ dày thực quản luôn là phương pháp được sử dụng phổ biến hàng đầu bởi sự tiện lợi, giảm triệu chứng nhanh chóng, giá thành rẻ,...
Mục tiêu khi sử dụng các loại thuốc điều trị trào ngược dạ dày thực quản là nâng cao độ pH của dịch vị dạ dày bị trào ngược lên vùng thực quản, từ đó làm giảm sự tác động tiêu cực của dịch vị đối với thực quản làm giảm sự biểu hiện của triệu chứng bệnh, ngăn chặn sự tiến triển của bệnh và phòng ngừa biến chứng xảy ra.
Có nhiều nhóm thuốc điều trị trào ngược dạ dày thực quản khác nhau có thể được sử dụng trong điều trị, nhưng trên lâm sàng thường sử dụng các thuốc trung hòa acid dịch vị dạ dày, các thuốc kháng H2 và các thuốc ức chế bơm proton để điều trị cho người bệnh.
Mặc dù đem lại hiệu quả tốt khi áp dụng điều trị trào ngược dạ dày thực quản, nhưng khi sử dụng các loại thuốc điều trị trào ngược dạ dày thực quản bệnh nhân sẽ có nguy cơ gặp phải một số tác dụng phụ của thuốc ảnh hưởng tới sức khỏe.
Sự biểu hiện tác dụng phụ của thuốc trên các bệnh nhân khác nhau là không giống nhau, phụ thuộc vào liều lượng sử dụng, thời gian sử dụng, sự đáp ứng của người bệnh,...
Thuốc điều trị trào ngược dạ dày thực quản nhóm trung hòa acid dạ dày hiện nay chủ yếu chứa các thành phần là magie hydroxit, calci hydroxit và nhôm hydroxit. Tác dụng phụ có thể xảy ra khi sử dụng thuốc tùy thuộc vào thành phần thuốc sử dụng.
- Đối với các thuốc chứa magie: Khi sử dụng các thuốc chứa magie bệnh nhân có thể gặp một số rối loạn tiêu hóa (đầy bụng, tiêu chảy, ợ hơi, đau bụng,...), gây độc cho thận, tương tác với một số loại thuốc khác được sử dụng cùng lúc (thuốc kháng sinh, thuốc tim mạch,...).
- Đối với các thuốc chứa nhôm: Gây nhiều rối loạn tiêu hóa khác nhau (chát miệng, buồn nôn, cứng bụng, táo bón, phân trắng,...), dùng lâu có thể gây nhuyễn xương, thiếu máu hồng cầu nhỏ, sa sút não, xuất huyết tiêu hóa, viêm ruột thừa,...
- Các thuốc chứa calci: Sử dụng thuốc điều trị trào ngược dạ dày thực quản nhóm trung hòa acid chứa calci có thể gây sỏi thận, hoặc táo bón,...
Với tác dụng ức chế thụ thể H2 tại dạ dày gây giảm tiết acid nên thuốc kháng thụ thể Histamin H2 cũng thường được dùng để làm thuốc điều trị trào ngược dạ dày thực quản.
Khi sử dụng thuốc có thể gặp một số tác dụng phụ khác nhau (tiêu chảy, táo bón), mệt mỏi, chóng mặt, nhức đầu. Hiếm gặp hơn có thể thấy bệnh nhân có biểu hiện tăng huyết áp sau khi dùng thuốc. Với các bệnh nhân là nam khi sử dụng thuốc kháng H2 có khả năng mắc chứng vú to ở nam, mất ham muốn tình dục tạm thời, hay thậm chí bất lực tạm thời.
Là thuốc có tác dụng lên đầu cuối của chuỗi phản ứng tiết acid nên thuốc ức chế bơm proton có hiệu quả rất tốt trên bệnh nhân trào ngược dạ dày thực quản.
Thuốc khá ít gây tác dụng phụ khi sử dụng để làm thuốc điều trị trào ngược dạ dày thực quản. Một số tác dụng phụ có thể gây ra bởi việc sử dụng thuốc ức chế bơm proton bao gồm rối loạn tiêu hóa (buồn nôn, tiêu chảy, đầy bụng, táo bón, đau bụng,...), hoặc các biểu hiện mệt mỏi, lo lắng, nhức đầu, chóng mặt,... Đôi khi có thể nghiêm trọng gây tiêu cơ vân ở bệnh nhân.
Trên đây là một số tác dụng phụ có thể gặp phải khi sử dụng các loại thuốc điều trị trào ngược dạ dày thực quản. Để an toàn khi sử dụng, người bệnh chỉ nên sử dụng thuốc dưới chỉ định của bác sĩ sau khi đã thực hiện các thăm khám cần thiết.