Ung thư bạch cầu, bệnh máu trắng hay bệnh bạch cầu là một loại ung thư ác tính có liên quan tới máu và tủy xương, đây cũng là căn bệnh ung thư duy nhất không tạo ra u. Hiện nay căn bệnh này đã có một số biện pháp điều trị nhưng hiệu quả không cao.
Các nhà khoa học không hiểu nguyên nhân gây bệnh ung thư bạch cầu chính xác là do đâu. Tuy nhiên, căn bệnh này dường như phát triển từ sự kết hợp của các yếu tố di truyền và môi trường.
Nhìn chung, nguyên nhân gây bệnh ung thư bạch cầu được cho là do một số tế bào máu chưa trưởng thành bị đột biến trong ADN của chúng. Các tế bào bạch cầu bị đột biến trong ADN khiến chúng phát triển bất thường và mất chức năng của các tế bào bạch cầu điển hình.
Những đột biến bất thường này làm cho tế bào phát triển, phân chia nhanh hơn và tiếp tục sống trong khi các tế bào bình thường sẽ chết. Theo thời gian, các tế bào bất thường này có thể lấn át các tế bào máu khỏe mạnh trong tủy xương, ngăn chặn các tế bào khỏe mạnh hoạt động.
Hiện nay các nhà khoa học vẫn không rõ nguyên nhân gây ra những đột biến này. Một loại thay đổi thường gặp trong DNA của các tế bào trong bệnh ung thư bạch cầu được gọi là dịch chuyển nhiễm sắc thể. Quá trình này xảy ra khi một phần của một nhiễm sắc thể bị phá vỡ và gắn vào một nhiễm sắc thể khác.
Một sự chuyển vị được thấy trong hầu hết các trường hợp bệnh bạch cầu dòng tủy mạn tính (đôi khi xảy ra trong các loại bệnh bạch cầu khác) là sự trao đổi DNA giữa nhiễm sắc thể 9 và 22. Kết quả của sự trao đổi này được gọi là nhiễm sắc thể Philadelphia và tạo ra một gen gây ung thư (gen thúc đẩy ung thư) được gọi là BCR-ABL. Sự đột biến ADN này không được di truyền nhưng đôi khi chúng cũng xảy ra.
Hầu hết các trường hợp nguyên nhân gây bệnh ung thư bạch cầu không được cho là do di truyền, nhưng một số đột biến gen có thể được truyền sang con cái làm tăng cơ hội phát triển bệnh bạch cầu.
Một tình trạng như hội chứng Li-Fraumeni được đặc trưng bởi một đột biến di truyền trong gen ức chế khối u được gọi là TP53 , những người mắc bệnh này có nguy cơ mắc bệnh ung thư bạch cầu và các bệnh ung thư khác
Các điều kiện di truyền khác có thể là nguyên nhân gây bệnh ung thư bạch cầu bao gồm hội chứng Down, neurofibromatosis type 1, ataxia telangiectasia và hội chứng Noonan .
Tuy chưa có những nghiên cứu nào chứng minh được rõ ràng nguyên nhân gây bệnh ung thư bạch cầu là gì, vẫn có những yếu tố là nguy cơ dẫn đến mắc căn bệnh này bao gồm:
- Phơi nhiễm với phóng xạ được biết là làm tăng nguy cơ phát triển bệnh bạch cầu cấp dòng tủy (AML), bệnh bạch cầu nguyên bào tuỷ mãn tính (CML) hoặc bạch cầu lymphoblastic cấp tính (ALL). Đây được cho là yếu tố nguy cơ dẫn đến nguyên nhân gây bệnh ung thư bạch cầu do sự gia tăng của bệnh đã được quan sát thấy ở những người sống sót sau bom nguyên tử.
- Xạ trị ung thư cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư bạch cầu.
- Tiếp xúc với một số hóa chất, bao gồm benzen (được sử dụng phổ biến trong ngành hóa chất), làm tăng nguy cơ là nguyên nhân gây bệnh ung thư bạch cầu.
- Hút thuốc lá có thể làm tăng nguy cơ phát triển bệnh bạch cầu cấp dòng tủy.
- Một số rối loạn di truyền có thể làm tăng nguy cơ như: Hội chứng Down, hội chứng Li-Fraumeni...
- Các rối loạn về máu được gọi là hội chứng myelodysplastic làm tăng nguy cơ phát triển bệnh bạch cầu cấp dòng tủy AML.
- Virus gây bệnh bạch cầu tế bào T ở người loại 1 (HTLV-1) là một loại virus gây ra một loại bệnh bạch cầu hiếm gặp. Một số loại thuốc hóa trị ung thư cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc AML hoặc ALL.
Có các yếu tố nguy cơ không có nghĩa là một người chắc chắn sẽ mắc bệnh bạch cầu. Tương tự như vậy, không phải tất cả những người mắc bệnh bạch cầu đều có yếu tố nguy cơ như đã đề cập ở trên.
Nguồn dịch: https://www.medicinenet.com/leukemia/article.htm