Vi khuẩn HP rất nhạy cảm với Amoxicillin. Giống như các loại thuốc kháng sinh thuộc nhóm penicillin khác, amoxicillin hoạt động bằng cách ức chế tổng hợp thành tế bào vi khuẩn, dẫn đến chết tế bào. Amoxicillin là thuốc điều trị vi khuẩn HP có thể hoạt động tại chỗ ở cấp độ của niêm mạc dạ dày, cũng có thể hoạt động ở cấp độ toàn thân.
Mặc dù tiếp xúc trực tiếp vào niêm mạc dạ dày qua đường uống, nhưng Amoxicillin chỉ đạt được tỉ lệ tiêu diệt vi khuẩn HP dưới 20%. Tăng liều Amoxicillin sẽ không giúp làm tăng hiệu quả điều trị vi khuẩn HP. Tuy nhiên, khi dùng kết hợp với omeprazole, hiệu quả sẽ tăng lên đáng kể.
Ưu điểm của amoxicillin là vi khuẩn HP không phát triển đề kháng với nó, nên có thể sử dụng là thuốc điều trị vi khuẩn HP lâu dài.
Tetracycline ở môi trường có độ pH thấp. Và giống như amoxicillin, nó có thể hoạt động tại chỗ, trên niêm mạc dạ dày. Tetracycline thường được sử dụng cùng với các thuốc kháng sinh khác để loại trừ vi khuẩn HP. Nếu hoạt động một mình, nó không có khả năng tiêu diệt hoàn toàn H.pylori.
Ưu điểm của Tetracycline là vi khuẩn HP không phát triển đề kháng với nó, nên có thể sử dụng là thuốc điều trị vi khuẩn HP lâu dài. Tuy nhiên, thuốc chống chỉ định với trẻ em hoặc phụ nữ mang thai vì gây ra tình trạng nhuộm răng vĩnh viễn.
Metronidazole là một nitroimidazole được sử dụng chủ yếu để điều trị nhiễm trùng kỵ khí và ký sinh trùng. Đa số các chủng HP rất nhạy cảm với Metronidazole. Tuy nhiên, có hơn 80% các chủng H.pylori có khả năng phân lập kháng metronidazole. Do đó, metronidazole luôn được dùng kết hợp với 1 hoặc nhiều loại kháng sinh.
Các tác dụng phụ phổ biến nhất của metronidazole là vị kim loại trong miệng, buồn nôn và khó chịu vùng thượng vị. Nếu sử dụng Metronidazole cùng với rượu có thể tạo ra phản ứng disulfiramlike (đỏ mặt, vã mồ hôi, chóng mặt, đau đầu, khó thở, nôn, đau ngực, trụy tim).
Bismuth subcitrate là thuốc điều trị vi khuẩn HP tại chỗ. Nó hoạt đọng bằng cách phá vỡ thành tế bào của vi khuẩn. Ngoài ra, bismuth cũng cản trở sự bám dính của H pylori vào biểu mô dạ dày, cũng như ức chế hoạt động urease, phospholipase và hoạt động phân giải protein của vi khuẩn.
Bismuth subcitrate là thuốc điều trị vi khuẩn HP được yêu cầu sử dụng liên tục bởi nồng độ kháng khuẩn đạt chuẩn chỉ kéo dài trong 2 giờ đồng hồ.
Clarithromycin là một loại kháng sinh macrolide thế hệ mới, có tính axit ổn định và được hấp thu tốt từ ruột. Nó có thời gian bán hủy khoảng 3 - 4 giờ. Ngoài ra, nó được phân hủy ở gan thành một hợp chất hydroxyl hóa cũng có khả năng tiêu diệt vi khuẩn HP.
Clarithromycin được coi là thuốc điều trị vi khuẩn HP hoạt động độc lập tốt nhất, khi đạt tỷ lệ diệt trừ HP lên tới 40 - 60%. Clarithromycin hiệu quả nhất khi dùng thường xuyên với liều lượng tăng dần. Thật không may, nếu sử dụng độc lập Clarithromycin có thể xảy ra tình trạng kháng thuốc.
Tác dụng phụ của Clarithromycin là có thể làm thay đổi vị giác, tạo ra vị kim loại đắng ở lưỡi.
Azithromycin là thuốc điều trị vi khuẩn HP ổn định với axit, được hấp thu tốt qua đường tiêu hóa. Thời gian thải trừ của Azithromycin ngày càng tăng với mỗi liều tiếp theo. Sau khi uống liều ban đầu 1000 mg, sau đó là 500 mg / ngày trong 5 ngày, thời gian bán hủy đã được báo cáo là 57 giờ.
Azithromycin thường được sử dụng cùng các thuốc kháng sinh khác để ngăn ngừa tình trạng vi khuẩn HP phát triển đề kháng.
RBC là một hợp chất bismuth có hoạt tính đối kháng histamine. RBC có hoạt tính antipepsin và tăng cường hoạt động kháng khuẩn chống lại vi khuẩn HP.
Khi hoạt động một mình, RBC chỉ đạt hiệu quả tiêu diệt vi khuẩn HP ở 20%. Tuy nhiên, khi kết hợp với thuốc điều trị vi khuẩn HP clarithromycin, hiệu quả có thể lên tới 80%. Chú ý, cần uống RBC trong khi ăn, tránh để bụng đói.