Một số biện pháp chăm sóc sức khỏe răng miệng tại nhà dưới đây sẽ giúp bạn có răng khỏe mạnh trong suốt thời gian dịch bệnh đang diễn ra vì lo ngại có thể lây bệnh mà chưa đi khám răng được.
Thực tế, muốn tránh tình trạng hình thành các mảng bám và bị chảy máu thì bạn cần tuân thủ đánh răng 2 lần mỗi ngày.
Trong quá trình đánh răng, không nên đánh răng vội vàng, chà xát quá mạnh vì có thể khiến nướu bao quanh răng bị mòn gây tình trạng tụt nướu và hôi miệng.
Nên trang bị cho mình kỹ thuật chải răng đúng cách. Khi đánh răng cần di chuyển bàn chải nhẹ nhàng theo chuyển động tròn để loại bỏ mảng bám. Ngoài ra, cần đánh răng ít nhất 2 phút mỗi lần.
=>> Có thể bạn muốn đọc thêm bài viết: Không đánh răng có tác hại gì? 6 vấn đề sức khỏe từ thói quen nguy hiểm này.
Rất nhiều người có thói quen đánh sạch răng những lại quên vệ sinh lưỡi. Muốn chăm sóc sức khỏe răng miệng đúng cách bạn không quên vệ sinh lưỡi. Vì nếu bỏ qua bước đánh lưỡi có thể dẫn đến tình trạng tích tụ mảng bám trên lưỡi, điều này dẫn đến hôi miệng và các vấn đề về sức khỏe khác.
Vệ sinh lưỡi có thể áp dụng cách sử dụng chải lưỡi bằng bàn chải đánh răng hoặc dụng cụ cạo lưỡi có tác dụng loại bỏ mảng bám trên lưỡi gây hôi miệng.
Súc miệng là một bước quan trọng sau khi đánh răng xong. Hình thành thói quen súc miệng còn giúp trắng răng và loại bỏ vi khuẩn có hại trong miệng. Nó loại bỏ bất kỳ cao răng, các mảng bám còn sót lại và có thể ngăn ngừa tình trạng viêm nướu ở giai đoạn đầu.
Vì vậy, chăm sóc sức khỏe răng miệng đừng quên súc miệng.
Rõ ràng, việc hình thành thói quen uống đủ nước trong ngày rất quan trọng đối với cơ thể. Điều này bao gồm cả việc chăm sóc sức khỏe răng miệng hằng ngày.
Thói quen uống đủ nước sẽ giúp bảo vệ răng miệng, ngoài ra còn giúp giảm nguy cơ gây sâu răng và thúc đẩy sản xuất nước bọt.
Mọi người vẫn biết vitamin C có chứa chất chống oxy hóa để giữ răng nướu khỏe mạnh. Do đó, muốn bảo vệ và chăm sóc nướu và răng chắc khỏe bạn cần bổ sung lượng vitamin C cho cơ thể.
Bổ sung vitamin C bằng các loại thực phẩm chứa nhiều vitamin C như: Cà chua, quả cam, bưởi, ổi,... đều đem lại tác dụng giúp răng nướu khỏe mạnh.
- Chườm lạnh hoặc chườm đá có tác dụng trị đau răng phổ biến nhất. Ngoài ra, chườm đá, chườm lạnh còn có tác dụng hiệu quả đối với trường hợp đau răng do chấn thương hoặc bị sưng nướu.
- Đinh hương được dùng để chữa đau răng, sử dụng 2 đến 3 tép và đặc trực tiếp lên răng bị đau. Đinh dưỡng có đặc tính kháng khuẩn, chống viêm, chống oxy hóa và gây tê của cây đinh hương có thể khắc phục cơn đau răng.
- Sử dụng túi trà bạc hà cho răng nhạy cảm. Có thể đặt túi trà vào nước nóng 5 phút rồi để túi trà nguội bớt, sau đó sử dụng túi trà hơi ấm vào nơi nướu bị ảnh hưởng. Biện pháp này có tác dụng khi bạn bị chảy máu nướu.
- Tỏi được kết hợp với các nguyên liệu khác đem lại tác dụng giảm đau răng. Sử dụng tỏi nghiền với muối sau đó đắp lên răng bị đau. Lưu ý khi sử dụng tỏi giảm đau răng bạn cần pha loãng tỏi vì tỏi có thể gây kích ứng hoặc phỏng nướu.
- Lô hội không chỉ có tác dụng thanh lọc cơ thể mà còn đem lại hiệu quả giúp cải thiện và chăm sóc sức khỏe răng miệng hiệu quả. Lô hội có khả năng hoạt động như một kháng khuẩn tự nhiên để tiêu diệt phần nào những vi trùng gây sâu răng.
- Sử dụng oxy già cũng là một loại nước súc miệng kháng khuẩn hiệu quả. Súc miệng bằng oxy già đem lại hiệu quả khi bạn bị đau răng nhiễm trùng. Tuy nhiên, cần pha oxy già hydrogen peroxide 3% với tỉ lệ 1:1 và nước để sử dụng.
Đặc biệt, chỉ súc miệng với nước súc miệng oxy già trong 30 giây. Nhanh chóng nhổ ra và súc miệng lại với nước nhiều lần. Ngoài ra, vì dung dịch oxy già cực kỳ nguy hiểm nếu chẳng may nuốt phải. Vì vậy, bạn cần cẩn thận khi sử dụng dung dịch này. Lưu ý, không áp dụng biện pháp này với trẻ nhỏ.
- Ngoài ra, có một số loại thực phẩm đem lại cảm giác dễ chịu hơn khi bị đau răng như: sữa chua, sữa, súp loãng, bánh ngọt mềm, thịt xay, sinh tố, trái cây,...
Bạn có thể lựa chọn nhiều biện pháp chăm sóc sức khỏe răng miệng để bảo vệ răng miệng mình khỏe mạnh. Tuy nhiên, nếu xuất hiện vấn đề về răng miệng, nên chủ động tới nha sĩ để thăm khám và tiếp nhận điều trị kịp thời tránh bệnh tiến triển gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng hơn.
Nguồn tham khảo: https://www.webmd.com/oral-health/home-remedies-toothache#1
https://www.medicalnewstoday.com/articles/320315
https://www.healthline.com/health/dental-and-oral-health/home-remedies-for-toothache
https://www.webmd.com/oral-health/diet-oral-health#2