Trạng thái buồn phiền, mệt mỏi sau sinh thường xảy ra trong tuần đầu sau sinh với các triệu chứng như: mất ngủ, cảm thấy tủi thân, dễ khóc, suy giảm ý chí, nhức đầu, khó tập trung, lẫn lộn, dễ cáu giận, không muốn ăn. Hiện có tới 85% phụ nữ sau sinh gặp trạng thái này.
Thông thường, trạng thái này không kéo dài sau khi sinh mà sẽ hồi phục sau 3 tuần và cũng không cần điều trị nhưng cần sự hỗ trợ và hiểu biết của nhũng người thân trong gia đình, nhất là sự quan tâm chăm sóc của người chồng.
Tuy nhiên, có nhiều trường hợp và nhiều nguyên nhân khắc nhau, những buồn phiền, lo lắng của mẹ bầu không được giải tỏa, tích tụ lâu ngày dẫn đến mắc bệnh trầm cảm sau sinh.
Phụ nữ sau sinh thường rất nhạy cảm (ảnh Internet).
Đọc thêm:
- Cảnh báo dấu hiệu trầm cảm sau sinh bạn tuyệt đối không nên bỏ qua
- Mẹ bầu có biết trầm cảm sau sinh là gì?
Trầm cảm sau sinh có nhiều mức độ, có thể nhẹ, vừa hoặc nặng, có thể thoáng qua hoặc kéo dài. Vậy các nguyên nhân của bệnh trầm cảm sau sinh là gì, hãy cùng tìm hiểu nhé!
Sau sinh, cơ thể mẹ sẽ giảm đột ngột lượng estrogen và progestrogen dẫn tới thay đổi nhanh chóng hormone tuyến giáp, đây là nguyên nhân chính gây ra cảm giác mệt mỏi ở mẹ bầu. Ngoài ra, sự thay đổi thể tích máu, huyết áp giảm và thay đổi sự chuyển hóa trong cơ thể cũng là nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi cảm xúc, lâu dần dẫn đến trầm cảm sau sinh.
Vì vậy, khi cảm thấy mệt mỏi hoặc stress, mẹ bầu nên thư giãn và giải trí cũng có thể tìm người trò chuyện, tâm sự những khó khăn bản thân mình đang gặp phải.
Thay đổi nội tiết tố là nguyên nhân của bệnh trầm cảm sau sinh (ảnh Internet).
Một vài mâu thuẫn, xung đột trong gia đình nếu không được giải quyết triệt để sẽ gây áp lực, căng thẳng, mất cân bằng cảm xúc ở mẹ bầu, điều này là nguyên nhân chính dẫn đến bệnh trầm cảm sau sinh ở đa số bà bầu.
Ngoài một số mâu thuẫn trong gia đình thì việc giới tính của em bé cũng là một trong những nguyên nhân của bệnh trầm cảm sau sinh. Do áp lực sinh con trai để nối dõi tông đường nên khi giới tính của em bé không như ý muốn, mẹ bầu dễ có tâm lý chán nản, buồn bã, tự trách bản thân hoặc tự làm hại bản thân.
Mâu thuẫn trong gia đình khiến phụ nữ sau sinh dễ mắc chưng trầm cảm (ảnh Internet).
Sức khỏe của em bé sau sinh cũng là một lý do khiến mẹ bầu dễ mắc bệnh trầm cảm. Em bé sau sinh còi cọc hoặc gặp bất kỳ một vấn đề sức khỏe nào, cộng với một số lời bàn tán ra vào của gia đình, bà bầu sẽ tự đổi lỗi cho bản thân về tình trạng xấu của con. Trong trường hợp này, việc bà bầu tự làm hại bản thân là điều có thể xảy ra.
Nuôi con là một quá trình lâu dài và vất vả do đó có rất nhiều bà mẹ gặp khó khăn và áp lực trong giai đoạn khởi đầu này.
Việc thức đêm trông con khiến mẹ bầu không ngủ đủ giấc cộng với việc ăn uống không đúng giờ, thiếu chất dinh dưỡng là một trong những nguyên nhân gây ức chế thần kinh, mệt mỏi, bực bội ở bà bầu, nếu không được giải tỏa sẽ dẫn đến chứng trầm cảm sau sinh.
Thiếu ngủ dễ khiến bà bầu buồn phiền, căng thẳng (ảnh Internet).
Một số trường hợp sinh con ngoài ý muốn khiến cho bà mẹ chưa chuẩn bị sẵn sàng tâm lý đón nhận và chăm sóc con. Việc chăm sóc con trở nên khó khăn hơn bao giờ hết, chưa kể nếu là một mình chăm con thì áp lực và căng thẳng sẽ tăng lên rất nhiều.
Tình trạng này kéo dài khiến bà bầu mất kiểm soát tâm lý, dễ tủi thân, dễ nóng giận... đây chính là nguyên nhân của bệnh trầm cảm sau sinh.
Tâm trạng lo lắng, bất an là nguyên nhân gây ra bệnh trầm cảm sau sinh (ảnh Internet).
Ngoài ra, áp lực nuôi con khỏe mạnh, mau lớn cũng khiến mẹ bầu luôn lo lắng và bất an.
Nếu trong gia đình trước đó đã có người bị trầm cảm thì nguy cơ bị trầm cảm sau sinh của phụ nữ cũng rất cao.
Trên đây là một vài chia sẻ về các nguyên nhân của bệnh trầm cảm sau sinh mà mẹ bầu nên lưu ý để phòng tránh hoặc tìm biện pháp điều trị thích hợp cho bản thân nhé!