Lupus ban đỏ hệ thống là một vấn đề mang tính toàn cầu. Ở Mỹ có khoảng 2 triệu người mắc bệnh này và số người tử vong đang tăng lên nhanh chóng. Tại Việt Nam, theo số liệu của Bệnh viện Bạch Mai mỗi năm nước ta có khoảng 1% dân số mắc bệnh lupus ban đỏ tập trung chủ yếu ở các tỉnh phía Bắc.
Lupus ban đỏ là căn bệnh khó điều trị và rất nguy hiểm đe dọa tính mạng người mắc bệnh. Việc trang bị cho bản thân những hiểu biết cơ bản về bệnh lupus ban đỏ là gì, nguyên nhân bệnh lupus ban đỏ hệ thống cũng như biến chứng của bệnh là cần thiết với chúng ta.
Lupus ban đỏ hệ thống (gọi tắt là lupus, tên tiếng Anh là SLE - Systemic Lupus Erythematosus) là một bệnh tự miễn mãn tính trong đó hệ miễn dịch của con người tấn công chính các cơ quan, tế bào trong cơ thể làm chúng bị tổn thương, rối loạn chức năng.
Các cơ quan thường bị tổn thương chủ yếu là tế bào da, khớp, thận, tế bào máu, tim, phổi, thần kinh,…
"Lupus" tiếng La tinh nghĩa là chó sói. Những người mắc bệnh lupus bị ban đỏ ở mặt giống với vết cắn của chó sói. Dấu hiệu mà bệnh nhân mắc bệnh lupus đều có chính là xuất hiện ban đỏ. Còn "hệ thống" được xem là ảnh hưởng của bệnh tới các cơ quan trong cơ thể.
Ban đỏ hình con bướm ở mặt là dấu hiệu bệnh lupus ban đỏ dễ nhận thấy (Ảnh: Internet)
Nguyên nhân bệnh lupus ban đỏ và cơ chế sinh bệnh chính xác của lupus ban đỏ cho tới nay vẫn chưa kết luận được. Tuy nhiên có nhiều yếu tố mà các nhà khoa học đang nghi ngờ, đó là yếu tố di truyền, hệ miễn dịch thể dịch, miễn dịch tế bào và yếu tố môi trường.
Nguyên nhân bệnh lupus ban đỏ là gì vẫn chưa hoàn toàn được xác định rõ ràng (Ảnh: Internet)
Một số nghiên cứu gần đây về các tác nhân này đã chỉ ra trong gen quy định phức hợp kháng nguyên phù hợp tổ chức như HLA-DR2,3,8; các gen mã hóa bổ thể gồm C1q, C2, C4 và cytokin có liên quan đến tỷ lệ mắc bệnh cao. Kết quả nghiên cứu cho thấy:
Những người chung dòng máu có thể lây bệnh cho nhau gấp 20 lần so với người thường.
Lupus ban đỏ thường gặp ở phụ nữ nhiều hơn nam giới 9 lần. Bệnh chủ yếu gặp ở phụ nữ mang thai khi nội tiết tố, thời kỳ mãn kinh có nhiều thay đổi.
Lupus ban đỏ là bệnh thường gặp ở phụ nữ hơn nam giới (Ảnh: Internet)
Hóa chất trong công nghiệp được xem là nguyên nhân bệnh lupus ban đỏ điển hình. Ngoài ra ánh nắng mặt trời, khói bụi, da nhiễm khuẩn cũng được liệt kê vào danh sách này.
Hóa chất trong công nghiệp có khả năng là nguyên nhân gây bệnh lupus (Ảnh: Internet)
Nguyên nhân bệnh lupus ban đỏ còn có thể là do những tác dụng nguy hiểm của một số loại thuốc tây. Đặc biệt là thuốc kháng sinh, thuốc trầm cảm, thuốc trị lao phổi,… Những thuốc này sẽ làm rối loạn nội tiết tố trong cơ thể và kích thích mầm bệnh lupus phát triển.
Nguyên nhân bệnh lupus ban đỏ có thể là do tác dụng phụ nguy hiểm của một số loại thuốc (Ảnh: Internet)
Nguyên nhân bệnh lupus ban đỏ ngoài các yếu tố kể trên còn do những yếu tố khác như vấn đề tâm lý căng thẳng, dị ứng thức ăn,… Chúng có thể thay đổi cấu trúc ADN dẫn tới việc hình thành các kháng thể tự miễn và gây bệnh.
Bệnh lupus ban đỏ khiến người bệnh thường gặp phải rất nhiều biến chứng ở các cơ quan khác nhau.
Bệnh nhân lupus ban đỏ thường có làn da rất nhạy cảm với ánh sáng mặt trời. Biểu hiện đầu tiên là nổi các nốt ban đỏ trên má và mũi mà người ta thường gọi là "bướm" hoặc các vùng khác trên cơ thể.
Có đến 50% số người bị bệnh lupus ban đỏ gặp vấn đề ở thận và gây nguy hiểm đến tính mạng. Biến chứng của lupus sang thận thường xuất hiện sau 5 năm mắc bệnh kèm theo các triệu chứng như sưng chân, tăng huyết áp, nước tiểu có máu, tiểu đêm.
Rất nhiều bệnh nhân lupus ban đỏ gặp biến chứng ở thận (Ảnh: Internet)
Hiện tượng viêm khớp có thể xuất hiện sau vài ngày hoặc vài tuần phát bệnh. Tuy nhiên, đó chỉ là đau nhức chứ không có biến chứng tê liệt các chi.
Một dạng biến chứng thường gặp nữa ở bệnh nhân lupus ban đỏ là viêm màng ngoài tim và viêm màng phổi. Khi gặp biến chứng này, người bệnh có thể bị đau ngực, nhịp tim không đều, hụt hơi, tích tụ dịch quanh phổi...
Bệnh nhân lupus có thể bị giảm số lượng tế bào hồng cầu, bạch cầu hoặc tiểu cầu. Từ đó rất dễ xảy ra tình trạng thiếu máu, dễ nhiễm trùng, thâm tím da và dễ chảy máu. Một số bệnh nhân khác còn hình thành cục máu đông trong động mạch có thể gây đột quỵ bất cứ lúc nào.
Ảnh: Internet
Ảnh hưởng của bệnh lupus ban đỏ đến não và tủy sống là trường hợp hiếm gặp. Tuy nhiên, nếu không may gặp phải biến chứng này người bệnh có thể rơi vào trầm cảm, động kinh, tê liệt, đột quỵ.
Trên đây là thông tin về một số nguyên nhân bệnh lupus ban đỏ và những biến chứng của lupus bạn có thể tham khảo để hiểu hơn về căn bệnh nguy hiểm này, từ đó có giải pháp phòng ngừa bệnh thích hợp.
Khi thấy cơ thể nổi ban đỏ ở cổ và lưng rồi lan ra các vùng da còn lại thì bạn hãy tới bệnh viện da liễu ngay để được thăm khám, chẩn đoán kịp thời.