Theo các bác sĩ chuyên khoa, mỗi đứa trẻ khi được sinh ra sẽ nắm bắt được ngôn ngữ thông qua quá trình học tập, rèn luyện và giao tiếp hàng ngày. Tuy nhiên, nếu trẻ nghe kém hoặc mất khả năng thính lực thì nguy cơ bị bệnh câm rất cao. Tai nghe kém hoặc không nghe được đồng nghĩa với việc trẻ sẽ hoàn toàn mất đi cơ hội phát triển ngôn ngữ để hòa nhập với cộng đồng trong tương lai.
Không phải tự nhiên mà nhiều người có suy nghĩ bệnh câm và điếc có liên quan đến nhau. Trên thực tế rất nhiều người khi bị điếc thì khả năng ngôn ngữ, giao tiếp bằng giọng nói cũng không được tốt như người bình thường.
Trẻ nghe kém hoặc mất khả năng thính lực thì nguy cơ bị bệnh câm rất cao (Ảnh: Internet)
Nguyên nhân tình trạng này là do ngôn ngữ không phải từ bẩm sinh, chẳng ai sinh ra đã có thể biết nói với thứ ngôn ngữ mẹ đẻ. Tiếng nói sẽ được nắm bắt và thể hiện thông qua các hoạt động giao tiếp, lắng nghe những âm thanh hàng ngày.. Với một đứa trẻ bình thường, chúng hoàn toàn có thể bi bô tập nói theo những người xung quanh.
Tuy nhiên, với một người bị điếc bẩm sinh sẽ không nghe được ngôn ngữ xung quanh từ tiếng của cha mẹ, tiếng động của đồ vật, động vật... Khi ấy trẻ ít có cơ hội tiếp xúc với ngôn ngữ nói và khó có thể học hỏi được. Mặt khác, với một đứa trẻ câm, bản thân nó là một thế giới riêng khác với thế quan tâm hôn của người khác nên việc giao tiếp trở nên khó khăn hơn và hình thành nên bệnh câm.
Mặc dù vậy, chúng ta cũng cần loại trừ khả năng bệnh điếc không phải nguyên nhân dẫn đến bệnh câm và ngược lại. Mối quan hệ giữa 2 căn bệnh này cũng không hề đơn giản như nhiều người vẫn nghĩ. Theo nghiên cứu, bệnh câm không hẳn là do bị điếc nhưng hầu hết những người thính giác kém, không nghe thấy âm thanh đều là những người thiểu năng về ngôn ngữ nói.
Hầu hết những trẻ điếc đều khó có cơ hội học nói hay những trẻ mắc bệnh câm lại có nhiều vấn đề về ngôn ngữ. Mặt khác, bố mẹ và người nhà của những trẻ này đều mất lòng tin, ít quan tâm hay trò chuyện khiến trẻ không có cơ hội tiếp xúc với ngôn ngữ. Cha mẹ thường xuyên lo lắng, buồn bã khiến trẻ cảm nhận được và dần mất đi lòng tin vào bản thân.
Các bậc cha mẹ nên dành nhiều tình yêu thương, sự quan tâm đặc biệt cho trẻ bị câm, điếc (Ảnh: Internet)
Do đó, nếu không may mắn có những đứa trẻ bị bệnh câm, điếc hoặc các vấn đề thiểu năng khác thì các bậc cha mẹ nên dành nhiều tình yêu thương hơn cho trẻ. Nếu lớn lên bằng tình thương, lòng tin và sự quan tâm của bố mẹ, người thân thì trẻ sẽ cảm nhận được.
Khi trẻ đến độ tuổi nhất định, cha mẹ có thể cho bé đến các trường giáo dục đặc biệt để học tập. Những chương trình học và cách chăm sóc đặc biệt dành riêng trẻ khuyết tật sẽ giúp trẻ hòa đồng hơn và có môi trường học tập lí tưởng. Đặc biệt phụ huynh cũng nên cho trẻ đi khám chuyên sâu để phát hiện nguyên nhân bệnh câm, điếc để xem có khả năng phục hồi cho trẻ.
Những người không may mắn mắc bệnh câm, điếc và người khuyết tật là đối tượng cần được chăm sóc và yêu thương đặc biệt. Hãy luôn dành cho họ tình cảm và chế độ tốt nhất để họ không bị lạc lõng và cảm thấy cô đơn.