Hội chứng ruột kích thích (HCRKT) là một căn bệnh phổ biến trong các bệnh lý tiêu hóa. Bệnh có các tên gọi khác như viêm đại tràng co thắt, bệnh đại tràng chức năng, rối loạn chức năng đại tràng,… Khi mắc bệnh này, bệnh nhân thường gặp những cơn đau bụng đau đớn bất cứ lúc nào.
Không phải ai cũng hiểu rõ hội chứng ruột kích thích là gì (Ảnh: Nguoiduatin.vn)
HCRKT xảy ra sau các rối loạn tiêu hóa mạn tính tái phát nhiều lần mà không làm thay đổi tới yếu tố sinh hóa và cấu trúc của dạ dày, ruột. Bệnh phổ biến với nữ giới (tỷ lệ 4/1 so với nam giới). Những người dễ mắc bệnh gồm bệnh nhân rối loạn thần kinh chức năng (hysteria), ám ảnh, trầm cảm hay stress,…
Việc phòng ngừa bệnh rất quan trọng để tránh vướng phải nhiều khó chịu bất tiện khác nhau. Hiểu được hội chứng ruột kích thích là gì trở thành bản lề để phòng ngừa bệnh. Trong trường hợp có bệnh thì bạn cũng cần phải phát hiện sớm để bác sĩ có các phác đồ điều trị bệnh kịp thời và thích hợp.
Những ai hiểu sâu về hội chứng ruột kích thích là gì đều biết có nhiều nguyên nhân dẫn tới căn bệnh HCRKT. Nguyên nhân có thể xuất phát từ viêm đường ruột sau khi ăn thức ăn nhiễm khuẩn (thương hàn, vi khuẩn lỵ, lỵ amisp), rối loạn nhu động ruột, dùng nhiều kháng sinh làm loạn khuẩn trong đường ruột, rối loạn tâm thần, sang chấn tâm lý,…
Dùng thuốc kháng sinh quá nhiều cũng khiến cơ thể mắc HCRKT (Ảnh: Optione1 Healthcare)
Bên cạnh đó, một số tác nhân có tỷ lệ cao dẫn tới các cơn đau của HCRKT gồm căng thẳng thần kinh, sử dụng bia rượu, ăn đồ chua cay hoặc quá nóng, stress… Những người vốn mang sẵn bệnh viêm đại tràng có thắt lại càng có tỷ lệ liên quan tới các tác nhân này cao hơn.
Sau khi hiểu được hội chứng ruột kích thích là gì, bạn phải tìm hiểu các biểu hiện của bệnh. Rối loạn tiêu hóa trong thời gian dài và đau bụng là hai biểu hiện điển hình nhất của HCRKT.
Rối loạn tiêu hóa trong thời gian dài biểu hiện giai đoạn đầu bệnh nhân mắc phải bệnh HCRKT. Khi đó, hệ thống tiêu hóa của con người gặp vấn đề khi hoạt động. Các chức năng như hấp thụ thức ăn, chuyển hóa năng lượng từ thức ăn,…đều suy yếu và gây ra các triệu chứng tiêu chảy, trướng bụng, táo bón, đi ngoài nhiều lần…
Rối loạn tiêu hóa là triệu chứng phổ biến của HCRKT (Ảnh: Bekhoebetai.com)
HCRKT được chia thành 3 loại chính: hiện tượng đau bụng đi cùng táo bón, hiện tượng đau bụng đi cùng tiêu chảy, hiện tượng vừa đau bụng vừa táo bón lại vừa tiêu chảy.
Tình trạng đau bụng cũng là một biểu hiện của bệnh HCRKT. Tình trạng này có khả năng đau ở đại tràng, nhất là hai bên mạn sườn. Đây vốn là nơi đại tràng hoạt động nên cơn đau dữ dội và rõ ràng nhất.
Cơn đau bụng có thể tới khi vừa ăn no hoặc ăn các thức ăn kích thích như nóng, lạnh, đồ cay, tiết canh, rau sống,…Các loại đau bụng cũng rất đa dạng như trước hơi, khó tiêu, đau quặn, đau dưới rốn, ợ hơi, đầy bụng,…Phần lớn bệnh nhân sau khi đi vệ sinh sẽ cảm thấy hết dau.
Bên cạnh các dấu hiệu HCRKT trên, bệnh nhân còn thường gặp phải các biểu hiện phổ biến khác như đau nhức đầu, mệt mỏi, khó ngủ, lo lắng,… Hơn thể nữa, cảm giác khó thở, hồi hộp, căng thẳng, mất ngủ cũng có khả năng xuất hiện khi đại tràng co thắt mạnh.
Để hiểu đúng hội chứng ruột kích thích là gì không hề khó. Quan trọng, bạn phải nắm được các thông tin về căn bệnh và tinh ý để quan sát căn bệnh. Tuy nhiên, không phải ai cũng có khả năng đó. Vậy nên tốt nhất, bạn nên phòng ngừa căn bệnh này trước khi nó tìm tới chỗ mình.
Khám định kỳ 6 tháng một lần là cách tốt nhất để bạn phòng tránh HCRKT. Điều này sẽ giúp bạn sớm phát hiện bệnh để có cách chữa trị kịp thời. Nếu có các dấu hiệu bệnh, bạn cần khám ở chuyên khoa tiêu hóa để chữa trị bệnh dứt điểm, không cho bệnh có cơ hội trở thành mạn tính.
Chế độ ăn uống cũng đóng vai trò quan trọng để phòng ngừa bệnh. Những nguồn thực phẩm dễ gây HCRKT nên hạn chế hoặc tránh dùng tuyệt đối. Thực phẩm sử dụng cần nấu chín uống sôi, không dùng thực phẩm tươi sống. Thực phẩm chứa nhiều chất xơ như củ quả, rau xanh, trái cây nên tăng cường sử dụng.
Những thức ăn kích thích (chua, cay, nóng,…) và chứa nhiều hàm lượng dầu mỡ nên không sử dụng. Các chất kích thích như thuốc lá, cà phê, bia rượu,…không nên dùng nhiều. Các sản phẩm làm từ sữa để hạn chế bị khó tiêu do đường lactose.
Hạn chế ăn đồ kích thích, cay nóng, lạnh sẽ giúp giảm nguy cơ mắc HCRKT (Ảnh: Lifestyle.cfyc.com.vn)
Xây dựng thói quen sống lành mạnh, khoa học. Hạn chế làm việc mệt mỏi, quá sức, mất ngủ làm tổn hại tới sức khỏe. Chủ động luôn hướng tới những điều tích cực, lạc quan và sống lành mạnh. Các bài tập thể dục cũng nên rèn luyện thường xuyên để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
Trên đây là những thông tin cơ bản liên quan tới thắc mắc hội chứng ruột kích thích là gì khiến nhiều người đau đầu trong thời gian qua. Chúc bạn phòng bệnh hiệu quả và có một sức khỏe luôn tốt!