Sởi là một căn bệnh rất dễ lây lan do tiếp xúc với chất nhầy và nước bọt nhiễm bệnh. Mỗi người bị nhiễm bệnh có thể giải phóng nhiễm trùng vào không khí khi họ bị ho hoặc hắt hơi.
Bệnh sởi có thể phân ra làm ba giai đoạn: nung bệnh, toàn phát và lui bệnh. Theo đó, các biểu hiện lâm sàng của bệnh bao gồm thể thông thường và các thể lâm sàng khác (thể vừa và thể nặng).
Thời kì này diễn ra khoảng từ 8 – 11 ngày. Đây là thời kì virus sởi xâm nhập vào máu lần thứ nhất. Lúc này, bệnh nhân chưa có các biểu hiện mắc sởi một cách rõ ràng.
Giai đoạn này diễn ra trong khoảng 3 – 4 ngày với các triệu chứng cụ thể sau đây:
- Bệnh nhân từ sốt nhẹ hoặc vừa, sau đó sốt cao.
- Người bệnh có biểu hiện viêm xuất tiết mũi, họng, mắt với các triệu chứng như: chảy nước mắt nước mũi, ho, vêm màng tiếp hợp, mắt có gỉ kèm nhèm, sưng nề mi mắt.
- Vào ngày thứ hai, nội ban xuất hiện. Đây được gọi là hạt Koplick. Chúng là các hạt trắng, có hình dạng nhỏ như đầu đinh ghim, từ vài nốt đến vài chục, vài trăm nốt mọc ở niêm mạc má (phía trong miệng, ngang răng hàm), xung quanh hạt Koplick niêm mạc má thường có sung huyết.
Lưu ý, Các hạt Koplick chỉ tồn tại trong vòng 24 – 48 giờ. Vì vậy, đây là dấu hiệu có giá trị chẩn đoán sớm và chắc chắn của bệnh sởi không thể bỏ qua.
- Xuất hiện hiện tượng hạch bạch huyết sưng.
- Kết quả xét nghiệm ở giai đoạn này có bạch cầu tăng vừa, Neutro tăng.
- Ở giai đoạn này, ban mọc vào khoảng ngày thứ 4 – 6. Các ban có biểu hiện dát sần, ban nhỏ hơi nổi gờ trên mặt da, giữa các ban là khoảng da lành. Một dấu hiệu điển hình khác của các ban sởi là ban mọc rải rác hay dính liền với nhau thành từng đám tròn 3 – 6mm. Người bệnh cần lưu ý, thông thường ban mọc theo thứ tự sau đây:
Ngày thứ nhất: ban mọc ở sau tai, lan ra mặt.
Ngày thứ hai: các ban lan xuống đến ngực, tay
Ngày thứ ba: ban sẽ lan đến vùng lưng, chân
Ở những bệnh nhân mắc sởi, ban kéo dài khoảng 6 ngày rồi chúng lặn theo thứ tự trên.
- Một dấu hiệu khác của thời kì toàn phát là ban mọc ở bên trong niêm mạc (nội ban): chúng mọc ở đường tiêu hóa sẽ gây ra những rối loạn tiêu hóa, đi lỏng, mọc ở phổi sẽ gây viêm phế quản, ho.
- Dấu hiệu toàn thân: khi ban bắt đầu mọc, toàn thân có cảm giác nặng lên, sốt cao hơn, mệt hơn. Khi ban mọc đến chân nhiệt độ giảm dần,các triệu chứng toàn thân giảm dần rồi hết hẳn.
- Kết quả xét nghiệm ở giai đoạn này có bạch cầu giảm, neutro giảm, lympho tăng.
Thường ở những người bệnh mắc sởi, vào ngày thứ 6 ban bắt đầu bay. Theo đó, các ban bay theo thứ tự từ mặt đến thân mình và chân. Khi ban bay, chúng để lại các nốt thâm có tróc da mỏng, mịn kiểu bụi phân hay vảy cám.
Lúc này, những chỗ da thâm của ban bay và chỗ da bình thường tạo nên màu da loang lổ gọi là dấu hiệu “vằn da hổ”. Đây là dấu hiệu để truy chẩn đoán chính xác căn bệnh sởi. Ở giai đoạn này, toàn thân bệnh nhân sẽ được hồi phục dần nếu không biến chứng và được điều trị kịp thời.
Trên đây là một số vấn đề về thể thông thường của bệnh sởi. Để việc điều trị sởi đạt hiệu quả cao, bệnh nhân cần nắm chắc các kiến thức này cũng như xây dựng cho mình một chế độ dinh dưỡng, luyện tập khoa học.