Khi bệnh nhân không thể ăn uống bình thường qua đường miệng, bác sĩ có thể chỉ định đặt ống thông để phục vụ cho việc nuôi ăn bằng ống. Ống nhựa sẽ được nối thẳng vào dạ dày của bệnh nhân. Do đó, bệnh nhân có thể tiêu thụ thức ăn an toàn mà không cần phải nhai và nuốt.
Nguyên tắc nuôi ăn bằng ống là cung cấp đủ nhu cầu dinh dưỡng, thực phẩm cân đối và phù hợp với bệnh lý của từng bệnh nhân, thức ăn có đậm độ năng lượng tối thiểu 1kcal/ml để bệnh nhân không phải ăn quá nhiều nhưng vẫn đủ năng lượng.
Đối tượng cần nuôi ăn bằng ống là:
- Bị rối loạn ruốt, không an toàn khi ăn bằng miệng.
- Chán ăn, khả năng ăn uống kém, không đáp ứng đủ trên 60% nhu cầu trên 10 ngày.
- Nuôi ăn sớm sau phẫu thuật vùng đầu cổ, bụng, hoặc sau phẫu thuật đa chấn thương, sau ca phẫu thuật nặng.
- Bệnh nhân bị suy dinh dưỡng trước điều trị bệnh, cần cải thiện sức khỏe và thể lực.
- Bệnh nhân bị hôn mê, mất nhận thức.
Tuy nuôi ăn bằng ống có rất nhiều lợi ích, nhưng nó chống chỉ định với những đối tượng có vấn đề về đường tiêu hóa như:
- Tắc ruột, viêm ruột nặng.
- Viêm tụy cấp.
- Bị dò đường tiêu hóa.
- Xuất huyết đường tiêu hóa.
- Tiêu chảy, buồn nôn, hoặc nôn kéo dài.
- Huyết động học không ổn định.
Có nhiều loại ống cho ăn, và chúng được sử dụng cho nhiều điều kiện khác nhau. Thông thường bác sĩ sẽ dựa vào bản chất của chứng khó nuốt để lựa chọn loại ống được sử dụng.
- Ống ăn ngắn hạn:
Ống ăn ngắn hạn thường có 2 loại là ống thông đường mũi và ống thương đường miệng. Ống thông đường mũi - ống NG, là loại ống được đưa vào mũi, qua cổ họng, qua thực quản và vào dạ dày. Ống thông đường miệng - ống OG, là loại ống được đưa vào miệng, xuống cổ họng, qua thực quản và đi vào dạ dày.
Ống NG và OG thường được giữ nguyên vị trí khoảng 2 tuần mới tháo ra để gỡ bỏ hoặc thay thế bằng 1 ống ăn vĩnh viễn.
- Ống ăn dài hạn:
Ống ăn dài hạn có 2 loại là ống dạ dày và ống đường ruột. Đối với ống dạ dày, bác sĩ sẽ phẫu thuật một lỗ nhỏ trên thành bụng để luồn ống ăn vào dạ dày. Ống dạ dày có thể được đặt vĩnh viễn trong người bệnh nhân.
Ống đường ruột cũng yêu cầu phẫu thuật 1 lỗ nhỏ trên thành bụng để đưa ống vào bên trong ruột non, vòng qua dạ dày. Ống đường ruột thường được sử dụng cho những bệnh nhân bị suy giảm chức năng dạ dày, bị trào ngược hoặc béo phì quá mức.
Có 3 phương pháp nuôi ăn bằng ống:
- Bơm từng đợt: Chỉ định cho những bệnh nhân còn chức năng dạ dày, lâm sàng ổn định. Thức ăn sẽ được bơm vào ống ăn nhờ ống tiêm hoặc để thức ăn chảy theo trọng lực.
- Nhỏ giọt từng đợt: Chỉ định cho những bệnh nhân không đáp ứng kiểu ăn bơm từng đợt. Thức ăn sẽ được nhỏ giọt qua ống ăn vào dạ dày, giúp bệnh nhân vận động và dung nạp tốt hơn.
- Nhỏ giọt liên tục: Chỉ định cho những bệnh nhân tiến triển nặng, chức năng dạ dày và ruột kém, không đáp ứng các phương pháp nuôi ăn bằng ống khác. Thức ăn sẽ được nhỏ giọt qua ống ăn và dạ dày từ 8 đến 24 giờ mỗi ngày.
- Hít sặc: Cần ngồi hoặc nằm cao đầu khi ăn.
- Dịch tồn lưu: Kiểm tra và hút dịch tồn lưu (nếu có) trước khi cho ăn, giảm cữ ăn.
- Chướng bụng: Kiểm tra liên tục, giảm lượng thức ăn. Nếu nặng thì nên ngừng nuôi ăn bằng ống.
- Tiêu chảy: Nếu nhẹ thì tăng lượng dịch nuôi để bù dinh dưỡng. Nếu nặng thì cần kiểm tra lại thực phẩm và thuốc, cấy phân.
Nguồn dịch:https://www.verywellhealth.com/what-you-should-know-about-feeding-tubes-4152086