Tìm hiểu chung về huyết áp và nhịp tim của người cao tuổi

Tìm hiểu chung về huyết áp và nhịp tim của người cao tuổi
Lão hoá là điều không thể tránh khỏi đối với con người và không thể ngăn chặn. Tuy nhiên một vài kiến thức về huyết áp và nhịp tim của người cao tuổi dưới đây sẽ giúp người cao tuổi bảo vệ sức khoẻ lâu dài.

Nhận định và hiểu đúng về huyết áp và nhịp tim của người cao tuổi đem lại hiệu quả giúp người cao tuổi có thể bảo vệ sức khỏe tốt hơn cũng như đem lại hiệu quả giúp quá trình phòng tránh các biến cố do bệnh gây ra.

1. Thay đổi về huyết áp ở người cao tuổi

Huyết áp được biết là áp lực của máu chảy trong lòng động mạch. Trong khi đó, huyết áp được chi phối bởi áp lực co bóp của cơ tim và sức cản ở thành mạch.

Thực tế cho biết có nhiều cơ chế khác nhau tác động đến huyết áp cũng như giúp giữ cho huyết áp cân bằng. Người cao tuổi thường bị hạ huyết áp khi đứng xảy ra do huyết áp giảm đột ngột khi thay đổi tư thế từ nằm sang ngồi hoặc từ ngồi đến đứng dậy.

Biểu hiện của tình trạng tụt huyết áp ở người cao tuổi khiến người cao tuổi bị chóng mặt, hoa mắt, choáng váng vì lưu lượng máu đến não bị suy giảm tức thời. Hơn nữa khi lượng máu đến não không hồi phục được nhanh chóng còn gây ra hậu quả vô cùng nghiêm trọng.

Đặc biệt, độ tuổi càng cao thì động mạch sẽ càng trở nên dày hơn, cứng hơn, kèm theo đó là tính linh hoạt cũng thấp hơn. Chính những thay đổi trong mô liên kết của thành mạch máu này trở thành yếu tố khiến huyết áp ở người cao tuổi cao lên.

Huyết áp và nhịp tim của người cao tuổi thay đổi phụ thuộc vào nhau cụ thể, khi người cao tuổi bị cao huyết áp sẽ là nguyên nhân khiến cho tim phải hoạt động mạnh hơn, điều này còn cho biết sự dày lên của các sợi cơ tim. Hơn nữa, đây còn là nguyên nhân gây ra tình trạng thiếu máu cục bộ dẫn đến nhồi máu cơ tim vô cùng nguy hiểm.

Tìm hiểu chung về huyết áp và nhịp tim của người cao tuổi - Ảnh 2.

Khi người cao tuổi bị cao huyết áp sẽ là nguyên nhân khiến cho tim phải hoạt động mạnh hơn - Ảnh Internet

Đọc thêm:

- 6 bí quyết giúp tăng cường trí não cho người cao tuổi, tiêu trừ bệnh tật

- Tại sao người cao tuổi bị cao huyết áp? Cao huyết áp ở người cao tuổi có nguy hiểm không?

Không những thế, tình trạng này còn khiến các thành mao mạch dày lên và đồng thời làm cản trở tốc độ trao đổi chất dinh dưỡng với các tế bào.

Điều này chứng minh rằng người khỏe mạnh nhưng khi độ tuổi cao cũng sẽ khiến huyết áp động mạch tăng theo, tuy nhiên điều này không khiến huyết áp tăng vượt giới hạn cho phép.

Các nghiên cứu cho kết quả rằng, huyết áp người cao tuổi thường có tâm thu tăng 29 mmHg và tâm trương tăng thêm 8,6 mmHg so với khi còn trẻ tuổi. Lưu ý rằng, chỉ số huyết áp tâm thu tăng lên cao hơn 160 mmHg và huyết áp tâm trương trên 95 mmHg, lúc này tình trạng cao huyết áp ở người cao tuổi không còn là hiện tượng bình thường mà cần được bác sĩ thăm khám để đưa ra liệu trình điều trị bệnh phù hợp.

Người cao tuổi bị cao huyết áp tuyệt đối không chủ quan đối với tình trạng bệnh của mình.

2. Thay đổi ở nhịp tim của người cao tuổi

Cụ thể nhịp tim của con người được điều khiển bởi nút xoang. Vì vậy có thể hiểu đơn giản rằng nút xoang có tác dụng làm chủ nhịp tim và xung động sẽ lan khắp các cơ tim thông qua hệ thống dẫn truyền. Đồng thời quá trình này cũng giúp bốn buồng hoạt động nhịp nhàng, thống nhất.

Đối với người cao tuổi, sự thay đổi về tuổi tác kéo theo xảy ra là do tình trạng lão hoá. Sự lão hóa này cũng là nguyên nhân khiến nút xoang và hệ thống dẫn truyền bị xơ hoá.

Trong khi đó, cấu trúc của tim cũng bị biến đổi và khiến con đường dẫn truyền không còn được nguyên vẹn. Đối với hệ quả này sẽ gây ra các rối loạn nhịp tim ở người cao tuổi.

Ngoài ra, hệ tuần hoàn nuôi tim lâu ngày khi bị xơ vữa, chai cứng cũng là nguyên nhân làm ảnh hưởng đến sự dinh dưỡng của nút xoang và hệ dẫn truyền. Trong khi đó, kết quả của sự suy yếu này còn là nguyên nhân làm tăng số nhịp tim chậm hơn, khiến nhịp tim đập không đều hoặc làm tắc nghẽn trên đường dẫn truyền.

Quan trọng hơn là khi các ổ phát nhịp khác được bộc lộ ra cũng làm lấn át vai trò chủ nhịp nút xoang và đây còn là nguyên nhân khiến nhịp tim đập quá nhanh dẫn đến không kiểm soát được gây nguy hiểm cho người cao tuổi. Những trường hợp nghiêm trọng thậm chí còn có thể gây đột tử.

Tìm hiểu chung về huyết áp và nhịp tim của người cao tuổi - Ảnh 3.

Đối với người cao tuổi, sự thay đổi về tuổi tác kéo theo xảy ra là do tình trạng lão hóa - Ảnh Internet

3. Bệnh lý trên huyết áp và nhịp tim của người cao tuổi

Đối với những thay đổi về sinh lý và cơ thể người cao tuổi ở trên có thể hiểu rằng người cao tuổi là đối tượng dễ mắc các bệnh lý nền cũng như chịu nhiều ảnh hưởng từ sự lão hoá.

Sự lão hóa ở cơ thể, sức khỏe thể chất của người cao tuổi là không thể tránh khỏi. Đối với người cao tuổi quan trọng là việc kiểm soát các vấn đề bệnh lý trên huyết áp và nhịp tim cần thận trọng hơn. Ngoài ra người cao tuổi còn có nguy cơ bị tụt huyết áp khi thay đổi tư thế nghiêm trọng.

Khi huyết áp tăng cũng là nguyên nhân khiến cho cơ tim phải tăng sự co bóp, kèm với đó là tình trạng xơ vữa động mạch khiến người cao tuổi dễ bị đau thắt ngực, gây tình trạng khó thở khi gắng sức.

Thông thường các triệu chứng ban đầu về huyết áp và tim mạch ở người cao tuổi sẽ xảy ra thoáng qua. Vì vậy nhiều người cao tuổi không phát hiện và chủ quan trước tình trạng này vì nghĩ chỉ cần dành thời gian nghỉ ngơi là có thể cải thiện.

Theo thời gian, các cơn đau về nhịp tim cũng xảy ra liên tục hơn ngay cả khi cơ thể vận động nhẹ.

Đặc biệt khi lòng động mạch vành bị tắc nghẽn do mảng xơ vữa, hiện tượng nhồi máu cơ tim này còn xảy ra khiến bệnh nhân đau ngực dữ dội, kèm theo đó là khả năng co bóp cơ tim và giảm dần sau đó.

Tuy nhiên, nếu vùng nhồi máu cơ tim có kích thước lớn thì vùng cơ tim bị hoại tử rộng cũng là nguyên nhân làm tăng nguy cơ bị suy tim hoặc ngưng tim vô cùng nguy hiểm.

Khi người cao tuổi thay đổi nhịp tim một cách bất thường, nghiêm trọng ở những người mắc hội chứng suy nút xoang thì nhịp tim ở người cao tuổi thường đập chậm hơn hoặc thậm chí còn có thể ngưng một khoảng thời gian đáng kể sau đó mới khởi kích trở lại.

Đây cũng là nguyên nhân khiến người cao tuổi bị choáng váng, hoa mắt, chóng mặt, các biểu hiện nặng hơn gồm lơ mơ, bị ngất xỉu, nghiêm trọng khi bị mất ý thức gây ngã hoặc tai nạn khi đi đường.

Đối với các bất thường nhịp tim ở người cao tuổi, thường gặp nhất là hội chứng suy nút xoang. Nhịp tim đập chậm hơn hay thậm chí ngưng một khoảng thời gian đáng kể rồi mới khởi kích lại. Trong lúc đó, người bệnh sẽ thấy choáng váng, hoa mắt, chóng mặt, nặng hơn có thể là lơ mơ, ngất xỉu và mất ý thức, dễ té ngã gây tai nạn.

Ngoài ra, đối với ổ loạn nhịp bị bộc lộ do cấu trúc tim dần thoái hóa thì còn là nguyên nhân làm gia tăng các cơn nhịp nhanh. Khi xuất hiện tình trạng này thì người cao tuổi sẽ xuất hiện hiện tượng đánh trống ngực, tụt huyết áp, có thể bị xây xẩm, chóng mặt do máu lên não giảm.

Nghiêm trọng hơn cả đối với người cao tuổi là tình trạng rung thất, một loại rối loạn nhịp tim có thể gây tử vong ở người cao tuổi nếu không kịp thời chữa trị.

Tìm hiểu chung về huyết áp và nhịp tim của người cao tuổi - Ảnh 4.

Các bất thường nhịp tim ở người cao tuổi, thường gặp nhất là hội chứng suy nút xoang - Ảnh Internet

4. Hướng dẫn phòng tránh biến cố tim mạch và huyết áp ở người cao tuổi

4.1. Thường xuyên kiểm tra huyết áp và nhịp tim của người cao tuổi

Quá trình kiểm tra này là một cách giúp người cao tuổi có thể kịp thời kiểm soát tình trạng sức khỏe của bản thân.

Thực tế, việc kiểm tra huyết áp và nhịp tim của người cao tuổi không làm thay đổi được sự lão hóa ở độ tuổi này. Tuy nhiên thực hiện kiểm tra cũng đem lại phần nào tác dụng giúp người cao tuổi có thể điều chỉnh lại một vài thói quen. Hơn nữa thói quen tầm soát còn giúp người cao tuổi kịp thời điều trị và phòng ngừa để giúp duy trì sức khỏe ổn định.

Quá trình kiểm tra huyết áp được thực hiện như sau:

- Khi phát hiện bị cao huyết áp, cần sử dụng thuốc để hạ huyết áp.

- Nên hạn chế đứng dậy hay ngồi xuống đột ngột khi muốn phòng ngừa tình trạng tụt huyết áp do thay đổi tư thế.

- Thămm khám định kỳ 6 tháng đến 1 năm một lần nhằm tầm soát các bệnh về huyết áp, bệnh lý tim mạch, tiểu đường, rối loạn mỡ máu...

Những trường hợp người bệnh có xuất hiện các triệu chứng bất thường nhưng đo không phát hiện huyết áp cao, nhịp tim không bất thường thì cần chỉ định theo dõi huyết áp cũng như điện tim liên tục kéo dài 24 giờ để phát hiện bệnh lý và lập kế hoạch điều trị chính xác hơn.

4.2. Chế độ dinh dưỡng phù hợp với người cao tuổi

Không chỉ tầm soát kiểm tra về huyết áp và nhịp tim của người cao tuổi mà chế độ ăn uống cũng ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe người cao tuổi nói chung.

Tìm hiểu chung về huyết áp và nhịp tim của người cao tuổi - Ảnh 5.

Cần xây dựng một chế độ dinh dưỡng lành mạnh và phù hợp đối với sức khỏe người cao tuổi - Ảnh Internet

Người cao tuổi nên ăn:

- Người cao tuổi nên ăn nhiều các loại thực phẩm giàu chất xơ gồm: gạo lứt, rau xanh, các loại trái cây chín mọng.

- Bổ sung các loại thực phẩm nhiều acid béo omega 3 có thể kể đến như: cá hồi, các loại hải sản.

Người cao tuổi nên hạn chế ăn các loại thực phẩm:

- Các loại thực phẩm dầu mỡ, thực phẩm chế biến sẵn chứa nhiều muối hay nội tạng động vật.

- Nên bỏ thuốc lá.

- Tránh uống các loại đồ uống có cồn như rượu, bia.

- Hạn chế uống nước ngọt có ga.

4.3. Vận động ở người cao tuổi

Để tăng cường sức khỏe và bảo vệ sức khỏe người cao tuổi tốt nhất thì người cao tuổi cần thực hiện các bài tập vận động, các bài tập thể dục hằng ngày nhằm tăng cường sức khỏe thể chất và sức đề kháng.

Người cao tuổi nên lựa chọn các bài tập phù hợp với sức khỏe như: đi bộ nhẹ nhàng, yoga, ngồi thiền...

Ngoài ra, người cao tuổi cũng cần có đời sống tinh thần khỏe mạnh, thoải mái, không buồn phiền, lo âu ảnh hưởng tới sức khoẻ.

Đồng thời, một giấc ngủ ngon cũng đem lại rất nhiều lợi ích trong việc cải thiện sức khỏe người cao tuổi cũng như giúp hạ huyết áp và giảm nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch đáng kể.

Dù người cao tuổi không phải là bệnh nhưng tuổi tác lại trở thành một nguyên nhân làm tăng nguy cơ mắc bệnh lý. Do đó, để phòng tránh huyết áp và nhịp tim của người cao tuổi tốt nhất mỗi người cao tuổi cần chủ động để bảo vệ chăm sóc sức khỏe bản thân. Người chăm sóc người cao tuổi nên xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, phù hợp để chăm sóc sức khỏe của người cao tuổi tốt nhất.

Nguồn tham khảo:

1. https://www.verywellhealth.com/hypertension-and-cardiovascular-disease-in-the-elderly-4082971

2. https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/1770469/

3. https://www.nia.nih.gov/health/heart-health-and-aging


Tác giả: Ngọc Lan