Tìm hiểu chung về bệnh ung thư môi

Tìm hiểu chung về bệnh ung thư môi
Bệnh ung thư môi khá phổ biến và có thể chữa trị hiệu quả khi được phát hiện sớm. Bởi vậy bạn cần nắm được ung thư môi là gì và cách phòng, điều trị bệnh như thế nào để có thể bảo vệ bản thân và gia đình tốt nhất.

Ung thư môi là một loại ung thư khoang miệng thường gặp. Bệnh lý này làm ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của bệnh nhân, khiến họ gặp vấn đề trong việc ăn uống, nhai nuốt, nói chuyện cũng như tự ti khi giao tiếp với mọi người. Bởi vậy, việc hiểu rõ ung thư môi là gì cũng như cách phòng bệnh là rất cần thiết.

1. Bệnh ung thư môi là gì?

Ung thư môi là một dạng ung thư đầu và cổ được hình thành bởi các tế bào vảy của môi và miệng. Theo Tổ chức Ung thư Da (SCF), tỷ lệ bệnh nhân mắc ung thư môi chiếm khoảng 0,6 phần trăm tất cả các bệnh ung thư ở Hoa Kỳ. Theo đó, bệnh phổ biến ở nam giới có chủng tộc châu Âu (Người có da sáng màu) và trên 50 tuổi.

Dấu hiệu ban đầu của ung thư môi là xuất hiện u ở trên môi hoặc trong miệng. Các yếu tố làm tăng nguy cơ ung thư môi bao gồm uống nhiều rượu, sử dụng thuốc lá và tiếp xúc nhiều với tia UV trong ánh nắng mặt trời.

2. Các giai đoạn ung thư môi

Ung thư môi được chia làm 4 giai đoạn bao gồm:

- Giai đoạn 1: Khối u có kích thước 2cm hoặc nhỏ hơn. Tế bào ung thư chưa lan đến các hạch bạch huyết.

- Giai đoạn 2: Khối u có kích thước từ 2 đến 4 cm và các tế bào ung thư chưa lan đến các hạch bạch huyết.

- Giai đoạn 3: Khối u lớn hơn 4cm, chưa hoặc đã lan đến các hạch bạch huyết nhưng không đến các bộ phận khác của cơ thể.

- Giai đoạn 4: Khối u có kích thước bất kỳ và các tế bào ung thư đã lan đến các mô lân cận, hạch bạch huyết hoặc các bộ phận khác của cơ thể.

3. Dấu hiệu bệnh ung thư môi là gì?

Ung thư môi là một dạng ung thư ở đâu và cổ. Dưới đây là các dấu hiệu của bệnh:

- Trên miệng xuất hiện các vết loét, phồng rộp, vón cục. Chúng không biến mất theo thời gian mà có xu hướng phát triển và lan rộng hơn nếu không được điều trị đúng cách.

- Mảng màu đỏ và trắng bất thường trên môi.

- Môi đau và chảy máu.

- Sưng hàm

Ổ giai đoạn đầu, khi các khối u ác tính ở môi mới hình thành, bệnh thường không có bất kỳ dấu hiệu nào. Do đó, rất khó để phát hiện ra bản thân mắc bệnh cho đến khi bạn kiểm tra răng định kỳ. Bằng các dấu hiệu như môi bị vón cục, chảy máu, đau, nha sĩ sẽ nhận thấy sự bất thường về răng miệng của của người bệnh.

4. Nguyên nhân bệnh ung thư môi

4.1. Nguyên nhân của bệnh ung thư môi

Khoa học đã chỉ ra rằng, ung thư miệng được hình thành khi các tế bào trên môi hoặc trong miệng có đột biến trong DNA. Điều này làm chúng phát triển và phân chia các tế bào khỏe mạnh vượt tầm kiểm soát. Những tế bào bất thường này sẽ tích lũy và có thể hình thành nên khối u ác tính. Theo thời gian, chúng lan rộng trên môi và miệng cũng như các khu vực khác ở đầu, cổ hay bộ phận khác trên cơ thể.

Ung thư miệng thường bắt đầu trong các tế bào phẳng, mỏng hay còn gọi là tế bào vảy xếp dọc theo môi và bên trong miệng. Bởi vây, loại ung thư môi phổ biến nhất chính là ung thư biểu mô tế bào vảy.

Tuy nhiên, cho đến nay, các nhà khoa học vẫn chưa tìm được nguyên nhân khiến tế bào vảy bị đột biến và dẫn đến ung thư miệng. Tuy nhiên, họ cũng xác định được các yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh ở con người.

4.2. Đối tượng nguy cơ

Hành vi là lối sống của con người làm ảnh hưởng lớn và tăng nguy cơ ung thư môi. Theo số liệu thống kê, mỗi năm có đến 40.000 trường hợp được chẩn đoán ung thư môi và miệng. Dưới đây là những người có nguy cơ mắc bệnh cao:

- Hút thuốc lá dưới mọi hình thức, bao gồm thuốc lá, xì gà, ống, thuốc lá nhai và thuốc hít…

- Người nghiện rượu nặng.

- Người thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng mặt trời quá nhiều mà không sử dụng các biện pháp che chắn, bảo vệ.

- Người quan hệ tình dục không lành mạnh, nhiễm virus lây truyền có tên là papillomavirus (HPV).

- Người có hệ thống miễn dịch suy yếu, sức khỏe kém

- Chủng tộc: Người có da màu sáng có tỉ lệ và nguy cơ mắc ung thư môi cao hơn những dân tộc khác.

- Tỷ lệ bệnh nhân là nam giới cao hơn so với nữ giới

- Người từ 40 tuổi trở lên

Phần lớn bệnh nhân ung thư môi đều có liên quan đến việc sử dụng thuốc lá. Nguy cơ này càng tăng cao hơn khi họ có thói quen sử dụng cả thuốc lá và uống nhiều rượu.

5. Phương pháp điều trị bệnh ung thư môi

Phương pháp điều trị ung thư môi phụ thuộc vào giai đoạn, kích thước và vị trí của khối u phát triển. Tuy nhiên, nếu được chẩn đoán và điều trị sớm, việc điều trị sẽ mang lại kết quả tốt nhất.

Dưới đây là các phương pháp được áp dụng phổ biến trong ung thư môi:

5.1. Phương pháp phẫu thuật

Phẫu thuật hình thức được dùng để loại bỏ ung thư môi và một phần mô khỏe mạnh hạch bạch huyết bao quanh. Sau đó, bác sĩ phẫu thuật sẽ chỉnh sửa và tạo hình môi để bệnh nhân có thể ăn, uống và nói chuyện bình thường. Kỹ thuật này ngày càng phát triển và được hoàn thiện, nhờ đó giảm thiểu nguy cơ để lại sẹo xấu cũng như đảm bảo mọi chức năng của môi.

Kỹ thuật sửa chữa, tạo hình môi sau phẫu thuật được xem là thủ tục đơn giản. Tuy nhiên, khi tế bào ung thư phát triển quá lớn sẽ cần đến sự can thiệp và cấy ghép, di chuyển mô da lên mặt từ một bộ phận khác của cơ thể.

5.2. Phương pháp xạ trị

Xạ trị là hình thức sử dụng các chùm năng lượng mạnh như tia X và proton để tiêu diệt các tế bào ung thư. Phương pháp này có thể được kết hợp cùng hình thức phẫu thuật hoặc đơn lẻ. Tùy vào tình trạng và kích thước của khối u, tia bức xạ sẽ chỉ nhắm vào môi hoặc nhắm vào các hạch bạch huyết ở cổ.

5.3. Phương pháp hóa trị

Phương pháp này sử dụng các loại thuốc mạnh với mục đích tiêu diệt các tế bào ung thư. Đối với ung thư môi, hóa trị sẽ được kết hợp cùng xạ trị để tăng hiệu quả.

Trong trường hợp, khối u ung thư môi xâm lấn và di căn sang các bộ phận khác trên trong cơ thể, hóa trị sẽ được sử dụng để giảm bớt các triệu chứng, đau đớn. NHờ đó giúp bệnh nhân cảm thấy thoải mái và dễ chịu hơn.

5.4. Điều trị bằng thuốc nhắm mục tiêu

Thuốc nhắm mục tiêu được sử dụng với mục đích tập trung vào các điểm yếu cụ thể của tế bào ung thư. Bằng cách này, chúng sẽ khiến tế bào ung thư suy yếu và chết dần. Thông thường, để tăng hiệu quả của việc điều trị, bác sĩ sẽ kết hợp thuốc nhắm mục tiêu cùng phương pháp hóa trị.

5.5. Liệu pháp miễn dịch

Liệu pháp miễn dịch là phương pháp điều trị ung thư môi dựa theo cơ chế miễn dịch của cơ thể. Hệ thống miễn dịch có tác dụng chống lại các tác nhân gây bệnh, virus, vi khuẩn gây hại.

Các tế bào bào ung thư có khả năng tạo ra các protein. Nhờ đó chúng dễ dàng ẩn khỏi các tế bào hệ thống miễn dịch tự nhiên bên trong cơ thể. Liệu pháp miễn dịch hoạt động bằng cách can thiệp vào quá trình này và tiêu diệt chúng. Thông thường, nó chỉ được áp dụng khi các các phương pháp điều trị khác không đem lại kết quả như ý.

6. Biến chứng của bệnh ung thư môi

Nếu bệnh nhân không được chẩn đoán và điều trị kịp thời, khối u môi có thể lan sang các khu vực khác của miệng, lưỡi hay các bộ phận xa hơn của cơ thể. Nếu khối u ung thư lan rộng, bệnh sẽ trở nên nghiêm trọng và trở nên khó chữa hơn nhiều.

Trong đó, sử dụng phương pháp phẫu thuật dùng để điều trị bệnh có thể dẫn đến biến dạng môi và mặt. Tuy nhiên, ngày nay các kỹ thuật chỉnh sửa và tạo hình môi đã trở nên phát triển hơn, giúp dựng lại xương và các mô của khuôn mặt như bình thường.

Ngoài ra, phương pháp hóa trị và xạ trị cùng mang lại các tác dụng phụ, biến chứng như:

- Rụng tóc

- Cơ thể mệt mỏi, suy nhược, giảm sức khỏe

- Chán ăn, mất ngon miệng khi ăn, cơ thể giảm khả năng hấp thụ dinh dưỡng

- Buồn nôn, nôn

- Tay và chân bị tê cứng, khó cử động như ý muốn

- Cơ thể thiếu máu, hoa mắt và chóng mặt

- Giảm cân không rõ lý do

- Da khô, đau họng, dễ nhiễm trùng và viêm nhiễm

- Viêm niêm mạc trong miệng

7. Hướng dẫn cách phòng tránh ung thư môi

Để ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh ung thư môi cũng như bảo vệ, tăng cường sức khỏe mọi người cần chú ý các nguyên tắc sau đây:

- Không sử dụng thuốc lá: Thuốc lá chính là nguyên nhân hàng đầu làm tăng nguy cơ ung thư môi cũng như các bệnh lý về miệng, gan, phổi khác. Không chỉ vậy, ngay cả khi sử dụng thuốc lá bằng hình thức viên nhai có thể làm lộ tế bào ở môi, khiến hóa chất độc hại dễ dàng xâm nhập và gây nguy hiểm cho cơ thể. Không chỉ vậy, ngay cả khi không hút và khói thuốc lá cũng ảnh hưởng xấu đến cơ thể. Việc tiếp xúc và làm việc trong môi trường nhiều khói thuốc sẽ khiến bạn tăng nguy cơ mắc ung thư miệng hơn người thường.

- Hạn chế tiếp xúc với tia cực tím trong ánh nắng mặt trời: Thời điểm tia cực tím mạnh nhất trong ngày là khoảng 10 giờ sáng đến 4 giờ chiều. Bởi vậy, mọi người nên hạn chế ra đường hay thực hiện các hoạt động ngoài trời trong thời gian này, ngay cả khi có nhiều mây hay mùa đông.

- Áp dụng biện pháp che chắn, bảo vệ khi ra ngoài: Sử dụng kem chống nắng phổ rộng với chỉ số SPF từ 30 trở lên mỗi khi ra ngoài, hoạt động ngoài trời.

- Hạn chế sử dụng giường tắm nắng. Tại một số nước phát triển thường sử dụng giường tắm nắng. Tuy nhiên loại giường này lại phát ra tia UV có hại cho da và làm tăng nguy cơ ung thư môi.

- Từ bỏ thói quen nhai trầu: Ở các nước Đông Nam Á và một số quốc gia khác, người dân thường có thói quen nhai trầu, hạt cau và vôi. Điều này sẽ làm tăng nguy cơ mắc ung thư môi và các bệnh lý khác liên quan đến răng, miệng.

- Vệ sinh răng miệng hàng ngày: Thói quen đánh răng, súc miệng bằng nước muối sinh lý giúp tiêu diệt vi khuẩn, hạn chế mùi hôi và tăng cường sức khỏe cho hệ thống răng miệng.

- Kiểm tra răng miệng hàng tháng: Bạn nên đứng trước gương và mở miệng rộng để quan sát toàn bộ vùng môi và khoang miệng. Kiểm tra và xem xét các vết loét, mảng đỏ hoặc trắng bất thường ở môi, miệng, lưỡi và bên trong má. Nếu phát hiện những dấu hiệu bất thường, hãy tìm đến bác sĩ để được kiểm tra và chẩn đoán kỹ hơn.

8. Cách ăn uống của bệnh nhân ung thư môi

Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc phòng và điều trị ung thư nói chung và ung thư môi nói riêng. Một số loại có tác dụng chống lại tế bào ung thư, nhưng cũng có một số lại làm tăng nguy cơ mắc bệnh.

Do đó, mọi người cần chú ý chế độ dinh dưỡng hàng ngày để tăng cường hệ miễn dịch, chống lại các tác nhân gây bệnh. Đồng thời giúp cơ thể khỏe mạnh, hạn chế biến chứng của ung thư môi:

8.1. Bệnh nhân ung thư môi nên ăn gì?

- Trái cây và rau củ quả: Một chế độ ăn uống với nhiều rau xanh sẽ cung cấp đầy đủ vitamin, khoáng chất cho cơ thể. Từ đó tăng cường sức đề kháng, bảo vệ cơ thể chống lại các virus, vi khuẩn tốt hơn.

- Thực phẩm có nhiều canxi, sữa, pho mát, các chế phẩm được làm từ sữa

- Chất xơ hạt không hòa tan trong các loại hạt thô như lúa mạch đen, ngô, khoai, sắn…

- Trà xanh và các hợp chất của nó

- Các loại hải sản như cá, tôm, cua...

8.2. Bệnh nhân ung thư môi không nên ăn gì?

- Chế độ giàu chất béo bão hòa, muối: Các nhà khoa học đã chỉ ra rằng các thực phẩm có chứa hàm lượng chất béo bão hòa, chất xơ khó tiêu hóa và sử dụng nhiều muối khi nấu ăn sẽ làm tăng nguy cơ phát triển ung thư. Do đó, mọi người nên giảm khẩu phần thịt đỏ, thịt chế biến sẵn đóng hộp.

- Đồ ăn được chế biến ở nhiệt độ cao: Cách chế biến thức ăn cũng làm tăng nguy cơ ung thư môi. Cụ thể, khi nấu ăn ở ở nhiệt độ cao, hóa chất sẽ được giải phóng và có thể làm hỏng tế bào trong cơ thể, tăng nguy cơ mắc bệnh. Do đó, mọi người nên hạn chế ăn đồ ăn chiên, xào, rán có nhiều dầu mỡ.

- Rượu, bia: Đây chính là nguyên nhân hàng đầu gây ung thư. Do đó, hãy hạn chế hoặc từ bỏ thói quen uống rượu, bia mỗi ngày.

- Ngoài ra, để bảo vệ cơ thể, bệnh nhân ung thư môi hãy hạn chế sử dụng các loại thực phẩm cay nóng, có nhiều ớt, cá khô muối hay đồ uống có ga...

9. Các câu hỏi thường gặp về bệnh ung thư môi

Trong quá trình tìm hiểu ung thư môi là gì, rất nhiều người bệnh và gia đình đặt ra nhiều câu hỏi xoay quanh việc điều trị và chăm sóc. Dưới đây là những vấn đề phổ biến, được nhiều người quan tâm và nhu cầu tìm hiểu:

9.1. Bệnh ung thư môi có chữa được không?

Nếu bạn đang lo lắng về vấn đề này, có thể yên tâm bởi bệnh ung thư môi có thể chữa được. Điều này là do, môi ở vị trí nổi bật và dễ nhìn thấy. Do đó, bệnh nhân và mọi người có thể dễ dàng cảm nhận và nhận thấy những dấu hiệu bất thường như khối u, lở loét, viêm nhiễm…

Điều này cho giúp việc phát hiện và chẩn đoán bệnh sớm hơn so với những bệnh lý khác. Nhờ đó, bệnh được điều trị kịp thời, nhanh chóng và có khả năng được chữa khỏi rất cao. Theo Đại học Y khoa của Đại học Texas, cơ hội sống sót sau điều trị cũng như ngăn chặn khả năng bệnh tái phát lên tới 90%. Do đó, bệnh nhân và người nhà có thể yên tâm và tập trung vào quá trình điều trị, chăm sóc cũng như phục hồi sức khỏe.

Một lưu ý nữa là dù bệnh đã được điều trị triệt để nhưng vẫn có nguy cơ tái phát ở đầu, cổ hoặc miệng. Do đó, sau khi quá trình điều trị ung thư môi kết thúc, bệnh nhân không nên chủ quan, hãy thường xuyên tái khám định kỳ để được bác sĩ kiểm tra, chẩn đoán nguy cơ và áp dụng biện pháp phòng ngừa kịp thời.

9.2. Ung thư môi có lây không?

Bệnh ung thư môi rất phổ biến và là mối nguy hiểm của đông đảo người dân. Bởi vậy, nhiều người lo ngại và cho rằng bệnh có thể lây lan từ người sang người.

Tuy nhiên, các nhà khoa học đã chỉ ra rằng, ung thư miệng nói riêng và ung thư vòm họng nói chung không phải bệnh truyền nhiễm. Bởi vậy, nó không có khả năng lây truyền trực tiếp với mọi người thông qua quá trình tiếp xúc, sinh hoạt, làm việc hàng ngày.

Tuy nhiên, mọi người cần biết rằng, bệnh ung thư môi có thể lây nhiễm qua hình thức gian tiếp. Cụ thể là thông qua virus đường tình dục hay còn gọi là HPV có thể làm lây ung thư môi qua hình thức quan hệ tình dục với người mắc bệnh, quan hệ bằng miệng.

9.3. Ung thư môi có di truyền không?

Ung thư môi được hình thành 1 hoặc nhiều tế bào bất thường được phát triển ở môi. Đây là bệnh lý thường gặp và vô cùng nguy hiểm ở vùng mặt, đầu và cổ.

Do đó, nhiều người lo lắng bệnh có thể di truyền từ thế hệ ông bà, cha mẹ cho con cháu. Tuy nhiên, bệnh nhân và người nhà có thể yên tâm bởi bệnh ung thư môi hoàn toàn không di truyền.

Nhưng khoa học cũng chỉ rằng, các gen biến đổi này được di truyền qua nhiều thế hệ. Do đó, nếu trong gia đình có thành viên mắc bệnh (ông bà, cha mẹ, anh chị em) thì nguy cơ của các thành viên khác cũng cao hơn người bình thường.

10. Các hình ảnh về bệnh ung thư môi

photo-2

Ung thư môi gây lở loét và khô vùng da quanh môi

photo-3

Các vết lở loét, khối u hình thành bên trong môi

photo-4

Nếu không điều trị kịp thời, khối u sẽ lan rộng và gây dị dạng môi

photo-5

Ảnh chụp khối u của bệnh nhân bị ung thư môi

Ung thư môi là gì và cách phòng ngừa, điều trị bệnh đã được cung cấp đầy đủ trong bài viết này. Hi vọng với những thông tin hữu ích trên, sẽ giúp mọi người hiểu hơn về bệnh lý nguy hiểm này và biết cách bảo vệ bản thân, gia đình tốt hơn.

Tác giả: Lê Thọ Hưng