Tìm hiểu chung về bệnh tiết bã sừng

Tìm hiểu chung về bệnh tiết bã sừng
Bệnh tiết bã nhờn thường xuất hiện ở người lớn tuổi. Tuy không gây nguy hiểm nhưng chúng ảnh hưởng lớn đến tính thẩm mỹ và có thể gây ngứa, chảy máu, khiến bệnh nhân cảm thấy khó chịu.

Bệnh tiết bã sừng là bệnh lý phổ biến và thường xuất hiện ở người lớn tuổi. Lớp sừng này nhìn chung không gây nguy hiểm nhưng lại làm ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ, khiến bệnh nhân khó chịu và kích ứng bởi quần áo. Không chỉ vậy, tiết bã sừng còn là một trong những dấu hiệu của ung thư da, do đó mọi người lại càng nên cẩn thận và kiểm tra kỹ lưỡng.

1. Bệnh tiết bã sừng là gì?

Tiết bã nhờn là bệnh lý liên quan đến sự tăng trưởng nhưng không phải ung thư. Chúng hình thành nên các đốm da, khối u có màu màu sắc trắng, nâu hoặc đen. và thường xuất hiện trên ngực, cánh tay, lưng hoặc các khu vực khác trên cơ thể.

Bệnh thường được phát hiện ở những người ở độ tuổi trung niên trở lên. Chúng có hình dạng như mụn cóc hay vết nhấm có màu nâu sậm trên da.

2. Dấu hiệu của bệnh tiết bã sừng là gì?

Đầu tiên, mọi người cần hiểu rằng bệnh tiết bã sừng không phải là mụn cóc, nốt ruồi hay ung thư da. Chúng hình thành nên những mảng sáp dính trên da với các dấu hiệu như:

- Các mảng sáp dính trên da có màu sắc khác biệt như nâu, đen và có hình dạng như hình tròn hoặc bầu dục.

- Các mảng sừng hóa có kích thước khoảng 1 inch hoặc lớn hơn.

- Không gây đau đớn nhưng khiến người bệnh cảm thấy ngứa hay kích ứng da.

- Vị trí xuất hiện: Thường hình thành các mảng sừng hóa ở vùng da đầu, vai, ngực bụng hoặc lưng. Chúng không xuất hiện ở lòng bàn chân hoặc lòng bàn tay.

- Ban đầu chúng hình thành những vết thương nhỏ, sần sùi. Theo thời gian nếu không được chữa trị, lớp bã sừng sẽ dày và lan rộng hơn trên bề mặt da.

- Các vết bã sừng Màu sắc : Hầu hết là màu nâu, nhưng chúng có thể có màu vàng, đen hoặc trắng.

- Khi gãi gây chảy máu, sưng và nhiễm trùng.

3. Nguyên nhân gây nên bệnh tiết bã sừng

3.1. Nguyên nhân của bệnh tiết bã sừng là gì?

Các chuyên gia khoa học hiện vẫn chưa tìm ra nguyên nhân chính xác của bệnh tiết bã sừng. Tuy nhiên, họ cũng chứng minh được rằng chúng bị ảnh hưởng bởi các yếu tố di truyền, gen. Ngoài ra các yếu tố khác như lão hóa, ánh sáng mặt trời cùng ảnh hưởng đến nguy cơ mắc bệnh lý này.

Đôi khi, bệnh tiết bã nhờn có thể đột nhiên xuất hiện và không rõ nguyên nhân. Nó có thể là dấu hiệu của một số loại ung thư không liên quan đến da như ung thư ruột kết hoặc ung thư phổi. Do đó, nếu phát hiện ra xuất hiện những mảng bã sừng tối màu và phát triển nhanh, rộng bạn nên tìm đến các trung tâm y tế, bệnh viện uy tín để được kiểm tra, chẩn đoán chính xác.

3.2. Các đối tượng có nguy cơ mắc tiết bã sừng cao

Những đối tượng sau đây thường có nguy cơ mắc bệnh tiết bã sừng cao hơn người bình thường:

- Phụ nữ đang mang thai hoặc đang trong quá trình điều trị thay thế estrogen.

- Người ở độ tuổi trung niên trở lên, đang ở giai đoạn lão hóa da mạnh mẽ (Các mảng tiết bã sừng thường xu hướng phát triển theo độ tuổi).

- Màu da: Những người có màu da sáng thường có nguy cơ tiết bã sừng cao hơn các đối tượng khác.

- Người có thành viên trong gia đình mắc bệnh tiết bã sừng

- Người thường xuyên làm việc, hoạt động dưới ánh nắng mặt trời mà không được áp dụng các biện pháp che chắn, bảo vệ tối ưu.

4. Các phương pháp điều trị bệnh tiết bã sừng là gì?

Khi bị tiết bã nhờn, bệnh nhân cần chú ý tuyệt đối không được tự ý chà xát, cào hay gãi gây tổn thương da và gây chảy máu. Điều quan trọng lúc này là hãy tìm đến các trung tâm y tế, bệnh viện để được chẩn đoán cụ thể. Tại đây các bác sĩ chuyên khoa sẽ kiểm tra tình trạng của bệnh và đưa ra phương án điều trị bệnh phù hợp nhất.

Một số phương pháp điều trị bệnh tiết bã nhờn phổ biến, thường được áp dụng bao gồm:

- Đóng băng với nitơ lỏng (phẫu thuật lạnh): Phẫu thuật lạnh là phương pháp hàng đầu và mang lại hiệu quả cao trong việc loại bỏ các mảng bã sừng trên da. Tuy nhiên, trong một số trường hợp nó có thể gây nên tác dụng và làm biến đổi vùng da được điều trị. Ngoài ra, phương pháp này cũng không có tác dụng triệt để với các mảng sừng dày.

- Cạo bề mặt da (nạo): Bác sĩ sẽ làm sạch, gây tê và sử dụng lưỡi dao mổ để loại bỏ lớp sừng hóa và làm chậm sự phát triển của chúng. Phương pháp này có thể kết hợp cùng phẫu thuật lạnh để điều trị làm giảm mỏng, làm phẳng các mảng bã sừng trên da. Bên cạnh đó, nó cũng được dùng với phương pháp đốt điện tùy theo tình trạng bệnh và chỉ định của bác sĩ.

- Đốt bằng một dòng điện (đốt điện): Bác sĩ sẽ gây làm tê và sử dụng dòng điện với cường độ mạnh để phá hủy các mảng bã sừng dày. Nó được sử dụng kết hợp cùng phương pháp cạo để loại bỏ lớp vỏ dày, nâng cao hiệu quả điều trị. Tuy nhiên, quá trình này có thể để lại sẹo xấu trên da nếu không được thực hiện đúng cách. Bên cạnh đó, nó cần được áp dụng nhiều lần và trong khoảng thời gian dài hơn các phương pháp khác.

- Laser: Đây là phương pháp sử dụng tia năng lượng cao để làm mỏng, thu nhỏ kích thước của các mảng bã sừng. Tùy vào tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ điều chỉnh cường độ và tần suất tia laser phù hợp.

- Giải pháp hydrogen peroxide: Trong trường hợp các mảng tiết bã sừng phát triển mạnh mẽ, lan rộng trên da, bác sĩ có thể kê toa dung dịch 40% hydro peroxide (Eskata). Thuốc được chứng minh là có hiệu quả trong việc loại bỏ các mảng bã sừng hiệu quả. Tuy nhiên, nó cần được xử lý cẩn thận bởi có thể gây ra tác dụng phụ, khiến da kích ứng và tổn thương mắt.

Sau khi sử dụng các phương pháp điều trị bệnh tiết bã sừng kể trên, các vùng da sừng hóa, tối màu sẽ dần bình phục. Tuy nhiên, bệnh này có nguy cơ quay trở lại và phát triển ở khu vực khác trên cơ thể do đó mọi người cần làm đúng theo hướng dẫn của bác sĩ, chú ý chăm sóc da cẩn thận.

5. Phòng tránh bệnh tiết bã nhờn

Thực tế, không có cách nào để phòng tránh và ngăn chặn sự phát triển của bệnh tiết bã nhờn. Tuy nhiên, mọi người có thể bảo vệ bản thân bằng cách làm giảm nguy cơ mắc bệnh theo các cách sau đây:

- Vệ sinh da sạch sẽ: Vệ sinh cơ thể sạch sẽ hàng ngày bằng sữa tắm, sữa rửa mặt dịu nhẹ, hạn chế gây tổn thương, kích ứng cho làn da.

- Mặc trang phục rộng rãi, thoáng mát. Hạn chế mặc quần áo bó sát gây khó chịu, kích ứng da.

- Xây dựng chế độ dinh dưỡng với đầy đủ vitamin, khoáng chất đạm bao gồm hải sản, tôm cá, rau xanh, hoa quả…

- Hạn chế độ ăn nhiều dầu mỡ, chất béo không lành mạnh, đồ ngọt khiến tuyến bã nhờn trên da hoạt động mạnh hơn.

- Dưỡng ẩm da: Kiểm soát bã nhờn, ngăn sừng hóa bằng cách sử dụng sản phẩm dưỡng da dịu nhẹ có thành phần thiên nhiên an toàn.

- Không gãi mạnh lên da gây chảy máu, nhiễm khuẩn.

- Hạn chế sử dụng hóa chất gây hại lên da.

6. Chế độ ăn uống dành cho người bị tiết bã nhờn

6.1. Người bị tiết bã nhờn nên ăn gì?

Theo các chuyên gia, để ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh cũng như hạn chế sự phát triển của các mảng sừng hóa, mọi người nên bổ sung các loại thực phẩm điều tiết chất nhờn. Cụ thể như:

- Thịt lợn, cá tươi sống: Đây là nguồn cung cấp vitamin, khoáng chất dồi dào giúp vết thương trên da nhanh chóng tái tạo và phục hồi.

- Rau xanh: Rau xanh là thực phẩm quan trọng, không thể thiếu trong việc tăng cường sức khỏe. Bên cạnh đó, các chất dinh dưỡng trong rau còn giảm tiết nhờn, giúp da mềm mại, giảm lão hóa.

- Trái cây (Cam, quýt, cà chua, bưởi, đu đủ…)

- Uống nước trà xanh, trà thảo mộc, trà atiso mỗi ngày: Trà xanh có nhiều chất chống oxy hóa, giúp thanh nhiệt, giải độc hiệu quả.

- Nước lọc: Bổ sung ít nhất 2 lít nước mỗi ngày để cấp ẩm cho da, hạn chế tình trạng bong tróc.

6.2. Bệnh tiết bã sừng không nên ăn gì?

Bên cạnh những thực phẩm tốt cho da, bệnh nhân cũng cần tránh xa các loại thực phẩm cay nóng, dễ gây kích ứng da:

- Thức ăn nhanh có chất bảo quản và hóa học.

- Hải sản, thức ăn tanh, thịt gà, thịt bò… gây dị ứng.

- Thực phẩm nhiều dầu mỡ, nhiều đường, cay nóng như khoai tây chiên, mì cay, đồ nướng…

- Rượu bia, cà phê, đồ uống có ga, thuốc lá…

7. Các câu hỏi thường gặp về bệnh tiết bã sừng

Để hiểu rõ hơn về bệnh tiết bã sừng là gì, bệnh nhân nên tham khảo các giải đáp về các vấn đề thường gặp sau đây:

7.1. Bệnh tiết bã sừng có thể chữa được không?

Bệnh tiết bã sừng là tăng sinh tế bào, hình thành nên những mảng bã sừng bám trên da. Chúng có các dấu hiệu và hình dáng như mụn cóc, ung thư da nhưng lành tính và không gây nguy hiểm.

Nhìn chung, bệnh tiết bã sừng có thể được điều trị theo nhiều phương pháp khác nhau. Tùy theo tình trạng của bệnh nhân, bác sĩ sẽ đưa ra phương án điều trị phù hợp như như đóng băng với nitơ lạnh, cạo bề mặt da, đốt điện, laser hoặc sử dụng các loại thuốc kê toa hydrogen peroxide…

Tuy nhiên, mọi người cũng cần lưu ý, khi được chữa khỏi hoàn toàn, bệnh vẫn có thể quay trở lại và phát triển ở vùng da khác. Do đó cần chú ý việc chăm sóc và vệ sinh cơ thể cẩn thận, hàng ngày.

7.2. Bệnh tiết bã sừng có lây không?

Bệnh tiết bã sừng không lây truyền qua đường tiếp xúc. Do đó, bệnh nhân có thể thoải mái sinh hoạt, làm việc bình thường mà không lo lắng về việc lây nhiễm cho người thân, bạn bè…

Tuy nhiên, bệnh có thể lan sang các vị trí khác trên cơ thể nếu không được chăm sóc và phòng ngừa đúng cách. Bởi vậy, nếu phát hiện các dấu hiệu của tiết bã sừng bạn nên nhanh chóng tìm đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị kịp thời.

7.3. Bệnh tiết bã sừng có di truyền không?

Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiết bã sừng bao gồm gen, hormone, vi sinh vật (nấm men)... Theo các nghiên cứu khoa học, bệnh không di truyền theo huyết thống. Tuy nhiên, những người có thành viên trong gia đình bị tiết bã nhờn sẽ có nguy cơ viêm nhiễm, mắc bệnh cao hơn các đối tượng khác.

8. Các hình ảnh về bệnh

photo-2

Các mảng tiết bã sừng có hình tròn, bầu dục và màu nâu nhạt đen


photo-3

Tế bào tăng sinh, hình thành những mảng bã sừng dày tối màu


photo-4

Tiết bã sừng thường xuất hiện


photo-5

Đề phòng với những mảng sừng bất thường xuất hiện trên da

Bệnh tiết bã sừng tuy không nguy hiểm nhưng ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ, khiến mọi người cảm thấy ngứa, khó chịu. Do đó, nếu nhận thấy những thay đổi bất thường như vết loét, khỏi sừng tối màu, chảy máu trên da cần nhanh chóng tìm đến bệnh viện để kiểm tra và chẩn đoán cẩn thận.

Tác giả: Lê Thọ Hưng