Viêm phế quản có thể phát triển thành viêm phổi, gây những hệ quả nghiêm trọng, ảnh hưởng đến cuộc sống của trẻ. Bởi vậy, việc xác định nguyên nhân trẻ bị viêm phế quản là rất quan trọng, giúp các bậc phụ huynh có thể tìm cách phòng và điều trị bệnh hiệu quả nhất.
Các nhà khoa học đã chứng minh nguyên nhân gây viêm phế quản ở trẻ là virus, vi khuẩn hoặc dị ứng, kích thích. Trong đó, khỏi thuốc lá từ môi trường xung quanh chính là yếu tố nguy cơ chính.
Dưới đây là các nhóm nguyên nhân của viêm phế quản cấp tính và mạn tính:
Viêm phế quản cấp tính, còn được gọi là cảm lạnh là căn bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ khi thời tiết thay đổi. Bệnh kéo dài từ 7-10 ngày và không quá nguy hiểm. Do đó trẻ sẽ nhanh chóng hồi phục nếu được chăm sóc đúng cách và nghỉ ngơi điều độ.
Các nguyên nhân trẻ bị viêm phế quản cấp tính bao gồm:
- Một số loại virus như virus gây cảm, cúm…
- Nhiễm vi khuẩn
- Tiếp xúc với các chất gây dị ứng hay kích thích phổi. Điển hình như khói thuốc lá, khói bụi và không khí ô nhiễm...
Đặc biệt, trẻ em có nguy cơ mắc viêm phế quản cấp cao hơn khi nằm trong các trường hợp sau:
- Nhiễm virus hoặc vi khuẩn gây viêm, sưng đường hô hấp
- Hít phải khói thuốc trong thời gian dài và thường xuyên
- Có tiền sử hoặc mắc bệnh hen suyễn hoặc dị ứng.
Viêm phế quản mãn tính là tình trạng nghiêm trọng hơn của viêm phế quản ở trẻ em. Điều này là do ống phế quản của trẻ bị kích thích liên tục trong thời gian dài với cường độ mạnh và kèm theo triệu chứng viêm niêm mạc. Các kích thích này lặp lại nhiều lần gây nên các tổn thương ở các mô phổi và đường thở.
Nguyên nhân trẻ bị viêm phế quản mãn tính chủ yếu là hít phải khói thuốc. Bên cạnh đó còn có các lý do khác như:
- Tiếp xúc, sống lâu dài trong môi trường bị ô nhiễm không khí, bụi khói
- Yếu tố di truyền
- Trẻ có tiền sử hoặc mắc các bệnh về đường hô hấp hoặc trào ngược dạ dày thực quản ( GERD )
- Tiếp xúc thường xuyên với thuốc trừ sâu.
Ngoài các nguyên nhân trẻ bị viêm phế quản kể trên, còn có nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh ở trẻ. Nhất là lúc này, có thể trẻ chưa phát triển toàn diện, hệ miễn dịch không thể chống lại các tác nhân gây bệnh từ môi trường.
Dưới đây là các yếu tố làm tăng nguy cơ viêm phế quản ở trẻ nhỏ:
- Khói thuốc lá: Khi sống trong môi trường có người hút thuốc lá, trẻ sẽ có nguy cơ mắc cả viêm phế quản cấp tính và viêm phế quản mãn tính cao hơn.
- Sức đề kháng thấp: Khả năng chống lại bệnh tật yếu khiến trẻ dễ mắc cảm lạnh, cảm cúm và có nguy cơ nhiễm trùng cao hơn người trưởng thành.
- Tiếp xúc với chất kích thích trong môi trường sống: Khói hóa chất hay bụi vải, mùn cưa… là những chất gây kích thích và dị ứng phổi. Nếu trẻ sống trong môi trường có các yếu tố này sẽ tăng nguy cơ mắc viêm phế quản.
- Trào ngược dạ dày: Những cơn ợ nóng lặp lại nhiều lần, với tần suất và cường độ cao có thể gây kích thích cổ họng và khiến trẻ nhỏ dễ bị viêm phế quản.
Có thể bạn không biết, để phòng và điều trị bệnh hiệu quả, chuẩn xác cần nắm được nguyên nhân trẻ bị viêm phế quản. Từ đó đưa ra các phương án tối ưu giúp trẻ tránh xa các tác nhân gây bệnh và nhanh chóng phục hồi sức khỏe.