1. Thói quen ăn uống không lành mạnh là nguyên nhân đau dạ dày hàng đầu
Ăn uống sai cách là nguyên nhân đau dạ dày hàng đầu (Ảnh: Internet)
Thói quen ăn uống không tốt làm rối loạn nhịp hoạt động của dạ dày. Tình trạng này kéo dài sẽ khiến dạ dày hoạt động không hiệu quả, gây đau dạ dày. Từ dau dạ dày, tình trạng có thể tiến triển thành nhiều bệnh nặng hơn như viêm dạ dày, loét dạ dày, ung thư dạ dày,…
Trong các loại vi khuẩn gây bệnh cho người, vi khuẩn H.pylori (Hp) là loài vi khuẩn duy nhất sống tốt trong dạ dày. Không phải ai nhiễm loại vi khuẩn này cũng bị đau dạ dày. Tuy nhiên, những người đau dạ dày do Hp có thể có nguy cơ cao biến chứng thành Ung thư dạ dày (khoảng 1% số ca nhiễm Hp) và Loét dạ dày tá tràng (6% số người nhiễm vi khuẩn Hp). Nhiễm khuẩn Hp cũng gia tăng nguy cơ mắc bệnh Ung thư dạ dày gấp 6 lần bình thường. Vậy nên, phát hiện sớm và ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhiễm là cách tốt nhất để phòng bệnh bên cạnh việc kết hợp chế độ sinh hoạt lành mạnh.
Việc ăn quá nhanh khiến thức ăn khi đưa vào cơ thể chưa kịp được nghiền nát, nước bọt trong khoang miệng chưa kịp trung hòa thức ăn. Điều này khiến việc co bóp của dạ dày bị đè nặng thêm nhiều gánh nặng. Hơn thế, ăn quá nhanh cũng khiến dạ dày không kịp truyền tín hiệu cho não bộ tiết dịch tiêu hóa thức ăn.
Chất độc trong thuốc lá làm tổn thương dạ dày nghiêm trọng (Ảnh: Internet)
Các chất độc trong thuốc lá, đặc biệt là nicotin sẽ thúc đẩy cơ thể bài tiết acid clohydric và pepsin – những chất trực tiếp ăn mòn niêm mạc dạ dày, ức chế tổng hợp prostaglandin (chất có vai trò phục hồi và bảo vệ niêm mạc, thu hẹp mạch máu dạ dày khiến tổn thương lớp bảo này). Nicotine cũng làm cholat trong mật bị chảy ra ngoài dẫn đến dạ dày bị tổn thương nghiêm trọng.
Thói quen ăn vặt quá nhiều sẽ khiến dạ dày lúc nào cũng trong tình trạng hoạt động liên tục. Tình trạng này kéo dài sẽ làm dạ dày mỏi mệt, lâu dần biến chứng thành đau dạ dày.
Khi đi ngủ lúc còn lượng thức ăn chưa kịp tiêu hóa hết, dạ dày của bạn sẽ tiếp tục phân hủy và lên men lượng thức ăn đó. Điều này khiến bụng của bạn sẽ bị đầy và đau. Vậy nên, nếu muốn ăn hoặc uống thứ gì trước khi đi ngủ, bạn cần chọn các loại thực phẩm dễ tiêu như sữa. Thời điểm sử dụng sữa tốt nhất rơi vào khoảng nửa tiếng trước khi nghỉ ngơi.
Thói quen ăn đúng thời gian biểu sẽ giúp dạ dày duy trì việc tiết dịch vị để tiêu hóa thức ăn tốt hơn. Thức ăn được tiêu hóa tốt sẽ khiến bạn có cảm giác ngon miệng khi ăn. Do đó, khi ăn uống không đúng giờ giấc, thành dạ dày sẽ co bóp trong tình trạng trống rỗng, lượng axit tiết ra sẽ gây hại cho chính cơ thể của bạn.
Sau khi ăn xong, não sẽ dành năng lượng cho dạ dày hoạt động. Vậy chuyện gì sẽ xảy ra nếu bạn "chia sẻ" năng lượng ấy ra cho các hoạt động khác? Khi đó, tiến trình tiêu hóa sẽ bị gián đoạn. Trái lại, việc ngủ sau bữa ăn cũng cho hậu quả không khác bao nhờ tiến trình tiêu hóa bị tác động.
Trạng thái căng thẳng mệt mỏi tạo điều kiện cho các acid HCl tăng cường tiết dịch trong dạ dày. Niêm mạc dạ dày sẽ dễ dàng bị tổn thương và dần di chuyển tới tình trạng đau dạ dày.
Rượu bia cực có hại tới dạ dày (Ảnh: Internet)
Chất cồn trong rượu bia cực kì có hại tới dạ dày. Nó có thể phá hủy lớp nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày. Bên cạnh đó, men rượu sau một thời gian sẽ chuyển hóa thành acetaldehyde – một chất nếu tồn tại quá nhiều trong cơ thể sẽ không bị chuyển hóa hết thành acetate và làm tổn thương gan. Tiếp tới, gan bị tổn thương, dạ dày vì đó cũng kém đi ngày từng ngày.