Bệnh xơ cứng bì thuộc nhóm các bệnh hiếm gặp ở da và các mô kết nối. Bệnh xơ cứng bì có các biểu hiện ngoài ra khá rõ rệt.
Tuy nhiên, có những trường hợp bệnh xơ cứng bì gây ra những tổn thương và phá hủy các bộ phận khác trong cơ thể. Những bộ phận chịu ảnh hưởng có thể bao gồm mạch máu, nội tạng và các ống tiêu hóa.
Bệnh xơ cứng bì có thể được chia làm hai dạng chủ yếu là bệnh xơ cứng bì cục bộ và bệnh xơ cứng bì hệ thống.
• Bệnh xơ cứng bì cục bộ là thể bệnh chỉ xảy ra và ảnh hưởng đến một hay một vài phần nhất định của cơ thể, thường là tế bào da. Bệnh xơ cứng bì cục bộ không gây hại cho các cơ quan khác. Thường thì bệnh xơ cứng bì cục bộ sẽ tự khỏi. Tuy nhiên, đối với các trường hợp bệnh nặng, bệnh xơ cứng bì cục bộ có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng và phá hủy da của người bệnh.
• Trái ngược với bệnh xơ cứng bì cục bộ, bệnh xơ cứng bì hệ thống ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể, gồm cả tế bào da, các mô dưới da, mạch máu và các cơ quan nội tạng.
Tay bị bệnh xơ cứng bì (Ảnh: Internet)
Dấu hiệu của bệnh xơ cứng cơ bì là gì còn phụ thuộc vào vị trí bị ảnh hưởng. Cụ thể, một số triệu chứng rõ ràng của bệnh xơ cứng bì gồm:
• Các mô dày lên và cứng khiến da trơn bóng, thường ở tay và mặt
• Xảy ra hiện tượng Raynaud khiến tay chân lạnh và chuyển sang màu đỏ, trắng hoặc xanh
• Đầu ngón tay, chân bị đau, sưng và lở loét
• Mặt và ngực có những đốm đỏ li ti do giãn mao mạch
• Sưng đau khớp
• Cơ yếu
• Khô mắt, miệng
• Thở gấp, ợ nóng
• Tiêu chảy
• Sụt kí
Nhiều người khi mắc bệnh thường thắc mắc nguyên nhân gây bệnh xơ cứng bì là gì. Đáng tiếc là hiện nay nguyên nhân gây bệnh vẫn chưa rõ. Có những giả thuyết nêu lên rằng bệnh xơ cứng bì xảy ra do một vài sai sót của hệ miễn dịch khiến hệ này tấn công mô thay vì vi khuẩn và virus như chức năng vốn có.
Tay có dấu hiệu của hiện tượng Raynaud do bệnh xơ cứng bì (Ảnh: internet)
Bệnh xơ cứng bì có xu hướng xảy ra nhiều hơn ở nữ giới trong độ tuổi 30-50 tuổi. Đây là căn bệnh không dễ chẩn đoán dù có nhiều biểu hiện lâm sàng. Nguyên nhân là do bệnh xơ cứng bì có nhiều dạng, xảy ra ở nhiều phần cơ thể khác nhau.
Để xác định bệnh xơ cứng bì, các bác sĩ thường sẽ kiểm tra các triệu chứng lâm sàng và xét nghiệm máu để kiểm tra kháng thể hồng cầu mà hệ miễn dịch tạo ra. Đối với các phần khác của cơ thể, việc chẩn đoán sẽ được thực hiện qua các bài kiểm tra hô hấp, chụp CT phổi và điện tâm đồ. Mẫu mô ở phần da bị bệnh cũng sẽ được xét nghiệm.
Tin buồn là hiện tại y học vẫn chưa phát hiện ra cách điều trị bệnh xơ cứng bì là gì. Tuy nhiên, chúng ta có thể kiểm soát triệu chứng của bệnh xơ cứng bì bằng việc dùng các loại thuốc phù hợp như thuốc kháng sinh không có steroid, thuốc kiểm soát phản ứng miễn dịch, thuốc hỗ trợ lưu thông máu, thuốc chữa huyết áp, thuốc mở rộng mạch máu, thuốc suy tim...
Ngoài ra, các biện pháp như điều trị da, liệu pháp vật lí hay ghép nội tạng... Cũng có thể được áp dụng để ngăn chặn các triệu chứng. Người bệnh cần tuân thủ pháp đồ điều trị để ngăn chặn bệnh một cách hiệu quả nhất.
Bệnh xơ cứng bì có thể được điều trị bằng thuốc (Ảnh: Internet)
Bên cạnh đó, việc áp dụng những thói quen sinh hoạt lành mạnh cũng giúp bệnh nhân hạn chế sự phát triển của bệnh xơ cứng bì. Bệnh nhân nên tập luyện thể dục và vận động cơ thể thường xuyên, không hút thuốc lá, kiểm soát ợ nóng và giữ ấm cơ thể để kiếm soát các biểu hiện của bệnh xơ cứng bì.