Viêm mũi dị ứng là gì? Đây là một bệnh đường hô hấp thường gặp vào thời điểm giao mùa. Mặc dù bệnh không thực sự nguy hiểm tuy nhiên nếu không được điều trị kịp thời vẫn có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng như vẹo vách ngăn mũi, viêm xoang,... Đặc biệt là bệnh có nhiều dấu hiệu dễ bị nhầm lẫn với bệnh khác như cảm cúm, hen phế quản hay viêm mũi thông thường.
Do vậy việc tìm hiểu thông tin viêm mũi dị ứng là gì đóng vai trò hết sức quan trọng.
Bệnh viêm mũi dị ứng là hiện tượng mũi bị viêm, sưng tấy do dị ứng với các tác nhân trong và ngoài cơ thể như bụi, khói, lông, tơ, thời tiết, nhiệt độ, độ ẩm, áp suất không khí.... Viêm mũi dị ứng là gì? Tuy không đe doạ tính mạng, nhưng viêm mũi dị ứng lại gây những khó chịu đáng kể cho người bệnh trong thời gian kéo dài.
Bệnh này làm ảnh hưởng tới hiệu suất tại nơi làm việc cũng như tại trường học, cản trở các hoạt động thể thao, giải trí. Nó thường kết hợp với viêm tai giữa, viêm mũi xoang, suyễn... Đa số những người bị viêm mũi dị ứng là dưới 45 tuổi, nhiều nhất ở độ tuổi 21-30.
Sau khi tìm hiểu viêm mũi dị ứng là gì, bạn cần phải nắm được phân loại viêm mũi dị ứng là gì, có những dạng nào phổ biến.
Có hai loại viêm mũi dị ứng:
- Viêm mũi dị ứng theo mùa (còn được gọi là sốt cỏ khô): thường vào mùa xuân, hay mùa hè hoặc cả vào mùa thu (tùy theo vùng) do phấn hoa và các bào tử trong gió, có thể xuất phát từ: cỏ, cây, nấm mốc, lá cây khô...
- Viêm mũi dị ứng quanh năm: gây ra bởi những tác nhân trong nhà như các con ve, mạt, bụi nhà và các mảnh da bong tróc của các thú nuôi... Đôi khi, có thể là do các bào tử nấm mốc phát triển ở trên các giấy dán tường, cây trồng trong nhà, rèm thảm, bàn ghế hoặc các vật được bọc vải,…
- Hiếm hơn là do dị ứng với thức ăn.
Cơ địa nhạy cảm, có yếu tố di truyền
Tiếp xúc với dị nguyên hay còn gọi là chất gây dị ứng:
+ Dị nguyên đường thở: bụi nhà, con mạt nhà, biểu bì, lông súc vật, phấn hoa, ….
+ Dị ứng thực phẩm: trứng, sữa, các loại hải sản (tôm, cua, sứa, …).
+ Dị nguyên là các loại thuốc: thường là kháng sinh, nhất là penicilline, aspirine, vaccine.
Trong đó, bụi nhà là loại dị nguyên chính gây ra các bệnh dị ứng đường hô hấp. Có tới 75-80% bệnh dị ứng hô hấp mẫn cảm với dị nguyên bụi nhà. Bụi nhà chứa nhiều tạp chất, trong đó có nhiều dị nguyên, có tính kháng nguyên đa dạng như ve bét (Acarien), lông, biểu bì, vẩy da, nấm mốc, ….
Sự mất cân bằng dị ứng
Người dị ứng có thể sống một thời gian dài mà không có biểu hiện lâm sàng. Trong khi đó nghiệm ứng da vẫn dương tính, kể cả một số nghiệm ứng đặc hiệu khác. Thế cân bằng này không bền vững, bệnh sẽ xuất hiện khi có các yếu tố thuận lợi như:
- Tiếp xúc ồ ạt với dị nguyên, vượt quá ngưỡng.
- Yếu tố tinh thần: căng thẳng, stress.
- Yếu tố nội tiết: phụ nữ thời kỳ kinh nguyệt, tiền mãn kinh, thuốc tránh thai.
- Yếu tố khí hậu: độ ẩm, nhiệt độ, nồng độ các ion trong khí quyển, … ảnh hưởng không tốt đến bệnh nhân dị ứng, nhất là dị ứng đường hô hấp.
- Yếu tố ô nhiễm môi trường.
- Lối sống thiếu vận động, béo phì, thiếu vitamin D do thiếu ánh nắng, ăn kiêng hoặc sử dụng nhiều rượu, thuốc lá.
- Virus và vi khuẩn: niêm mạc bị phù nề, hệ lông chuyển bị tê liệt do viêm nhiễm làm tăng tính phản ứng với dị nguyên, giảm khả năng bảo vệ của niêm mạc.
- Hắt hơi
- Sổ mũi; Ngứa mũi, mắt, cổ họng, da hoặc các vùng khác trên cơ thể
- Ho
- Nghẹt mũi
-Viêm hoặc ngứa họng
- Chảy nước mắt
- Xuất hiện quầng thâm dưới bọng mắt
- Đau đầu thường xuyên
- Triệu chứng dạng chàm như xuất hiện vùng da bị khô, ngứa và thường có mụn nước
- Phát ban
- Mệt mỏi
- Đau đầu.
Mục tiêu của điều trị là làm thuyên giảm triệu chứng và cách tốt nhất là tránh tiếp xúc với dị nguyên (các tác nhân gây ra dị ứng). Có 3 phương thức căn bản để điều trị viêm mũi dị ứng.
Về mặt khoa học, điều đầu tiên cần làm là phải tránh các tác nhân gây kích thích và kiểm soát môi trường sống. Tuy nhiên trong thực tế, đa số bệnh nhân không thể hoặc không muốn thực hiện điều này, vì vậy uống thuốc là phương pháp được lựa chọn nhiều nhất. Chỉ khi 2 biện pháp này thất bại thì người ta mới xem xét đến phương pháp thứ 3 là thay đổi miễn dịch (miễn dịch liệu pháp - immunotherapy).
Ngoài ra, mặc dù viêm mũi dị ứng thường được điều trị nội khoa, nhưng trong một số trường hợp người ta cần đến phẫu thuật. Đó là khi cần giải quyết bệnh tích ở những bệnh nhân viêm mũi dị ứng tiến triển tạo nhiều polyp (thường gọi là thịt dư), hoặc niêm mạc cuốn mũi thoái hoá quá mức gây nghẹt mũi nhiều không thể phục hồi dù đã uống thuốc tích cực.
Nguyên tắc điều trị
Để có thể điều trị dứt điểm thì người bệnh cần được khám chuyên khoa tai mũi họng hoặc chuyên khoa dị ứng để xác định rõ nguyên nhân gây dị ứng. Từ đó, bác sĩ mới có thể đưa ra được phương án điều trị phù hợp.
Đặc biệt, người bệnh không được phép tự ý mua thuốc dị ứng để điều trị bởi có thể sẽ xuất hiện những tác dụng phụ nếu không sử dụng đúng chủng loại, liều lượng thuốc. Cần lưu ý phải điều trị liên tục theo chỉ định của bác sĩ, không nên điều trị ngắt quãng hoặc bỏ thuốc.
Nếu tình trạng nghẹt mũi thường xuyên xảy ra là do viêm mũi dị ứng đã trở thành bệnh mãn tính. Khi đó sẽ cuất hiện những biểu hiện như ù tai, nhức đầu. Một số trường hợp viêm mũi dị ứng mãn tính kéo dài có thể gây ra loanh khứu giác hoặc ngủ ngáy.
Viêm mũi dị ứng dù không đe dọa tới tính mạng nhưng nếu không được điều trị dứt điểm có thể dẫn tới những biến chứng nguy hiểm hơn như viêm xoang dị ứng, polyp mũi, polup xoang, viêm họng, viêm phế quản, dị ứng phế quản, thậm chí có thể dẫn tới bệnh hen suyễn.
Viêm mũi dị ứng khiến người bệnh bị mệt mỏi, giảm trí nhớ, lo lắng nhiều và còn có thể dẫn tới trầm cảm.
Để phòng ngừa bệnh viêm mũi dị ứng, bạn cần lưu ý một số điều sau:
- Không nên nuôi chó, mèo trong nhà. Nếu không thể không nuôi thì nên hạn chế tiếp xúc tối đa với chúng.
- Vệ sinh chăn gối, các loại bọc đêm, thảm trải sàn định kỳ để diệt hoặc hạn chế tối đa sự tồn tại và sinh trường của ký sinh trùng.
- Cần giữ cho nhà ở thoáng mát, sạch sẽ, tránh ẩm ướt để hạn chế sự phát triển của nấm mốc.
- Vệ sinh răng miệng 2 lần/ngày.
- Cần bỏ hút thuốc lá, thuốc lào và những loại thực phẩm bản thân bị dị ứng
- Nên đeo khẩu trang mỗi khi ra đường.
- Khi trời trở lạnh nên giữ ấm cơ thể, đặc biệt là phần cổ, gang bàn tay, bàn chân.