Tìm hiểu 5 căn bệnh đau mắt ở trẻ sơ sinh phổ biến và cách phòng tránh cho cha mẹ

Tìm hiểu 5 căn bệnh đau mắt ở trẻ sơ sinh phổ biến và cách phòng tránh cho cha mẹ
Các bệnh đau mắt ở trẻ sơ sinh càng ngày tăng lên bởi sức đề kháng của trẻ còn yếu nên rất dễ bị nhiễm khuẩn. Nếu không phát hiện và điều trị sớm có thể gây ảnh hưởng đến mắt của trẻ sau khi con lớn lên.

Đau mắt ở trẻ sơ sinh chủ yếu là những bệnh lành tính, phần lớn trẻ em sinh ra đều sở hữu thị lực mạnh khỏe và tầm nhìn sẽ càng ngày càng cải thiện theo thời gian. Tuy nhiên vẫn có rất nhiều trẻ không may mắn do yếu tố bẩm sinh hoặc các tác nhân bên ngoài mà mắc các bệnh đau mắt. Nếu bố mẹ không nhận biết và phát hiện sớm thì bệnh từ nhẹ có thể chuyển sang nặng và để lại những biến chứng xấu đến thị lực và ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ khi lớn lên.

1. Triệu chứng phổ biến trẻ sơ sinh chảy nước mắt và có ghèn

Một số triệu chứng của các bệnh đau mắt ở trẻ sơ sinh: 

- Khi mắt bị nhiễm trùng thì dấu hiệu rõ nhất là mắt chuyển từ lòng trắng sang màu đỏ ngầu. Ngoài ra trẻ sơ sinh bị sưng mí mắt thể nhẹ hoặc nặng tùy tình trạng bệnh.

- Khi tắc tuyến lệ thì nước mắt trẻ chảy ra nhiều

- Khi trẻ bị rối loạn vận động các cơ mắt thì biểu hiện phổ biến là hai mắt hoạt động không phối hợp. 

- Con ngươi chuyển dần từ đen sang trắng đục nếu trẻ có nguy cơ bị đục thủy tinh thể hay ung thư mắt

- Áp lực ở mắt tăng lên cũng khiến mắt trẻ trở nên nhạy cảm với ánh sáng. 

- Bé bị đau mắt nhiều ghèn thường xuyên

Những bệnh đau mắt ở trẻ sơ sinh phổ biến - Ảnh 1.

Bị nhiều ghèn là một trong những dấu hiệu đau mắt (Nguồn: Internet)

Đọc thêm 

Hướng dẫn mẹ tắm nắng cho trẻ sơ sinh đúng cách để bổ sung đủ vitamin D cho trẻ  

Dấu hiệu trẻ sơ sinh bị viêm phổi, hướng dẫn chăm sóc trẻ bị viêm phổi đúng cách

2. Các bệnh đau mắt thường gặp ở trẻ sơ sinh 

2.1. Bệnh viêm kết mạc

Viêm kết mạc ở trẻ xảy ra khi virus từ người mẹ sang người con hay bị nhiễm khuẩn hoặc tắc tuyến lệ. Thường được chia thành 3 dạng là:

- Do nhiễm khuẩn Chlamydia

Virus này thường lan truyền từ người mẹ sang người con khi chưa được chữa trị hoặc không điều trị tận gốc. Virus này sẽ gây các biểu hiện phổ biến là sưng, đỏ, mưng mủ trong giai đoạn từ 5 - 12 ngày sau khi trẻ ra đời. Không chỉ thế, bệnh còn có thể lây lan sang cơ quan khác của trẻ là vòm họng và phổi. 

- Do lậu cầu

Cũng tương tự như trên, nếu mẹ bị lậu không điều trị triệt để sẽ lan truyền từ mẹ sang con. Các biểu hiện cũng tương tự và xuất hiện sau khi trẻ ra đời từ 2 - 4 ngày. Các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra ở trẻ là viêm não - màng não, nhiễm trùng máu. 

- Dị ứng thuốc nhỏ mắt

Khi mới ra đời, trẻ có thể xảy ra các biểu hiện sưng đỏ mí mắt nhẹ khi nhỏ loại thuốc không phù hợp. Tuy nhiên triệu chứng này sẽ biến mất sau 24 - 36 tiếng. 

Tìm hiểu 5 căn bệnh đau mắt ở trẻ sơ sinh phổ biến và cách phòng tránh cho cha mẹ - Ảnh 3.

Dị ứng thuốc nhỏ mắt ở trẻ cũng là những bệnh đau mắt thường gặp ở trẻ nhỏ - Ảnh: Internet

- Do vi khuẩn, virus

Có rất nhiều các loại vi khuẩn, virus khác nhau lan truyền từ người mẹ sang người con. Ví dụ mẹ bị virus từ mụn rộp sinh dục hay vi khuẩn trong âm đạo. Ngoài ra còn có virus herpes ít phổ biến hơn nhưng vẫn có khả năng xảy ra. 

Sức đề kháng yếu cũng khiến thị lực của trẻ dễ dàng bị nhiễm khuẩn, virus dẫn đến trường hợp viêm kết mạc. Các triệu chứng phổ biến cũng giống như người lớn là mắt trở nên nhạy cảm với ánh sáng, mí mắt sưng to, đỏ nên có thể dễ dàng quan sát. 

Tuy nhiên khó nhận định được nguyên nhân cụ thể bởi các dấu hiệu dễ gây nhầm lẫn với các bệnh như tắc tuyến lệ, nhiễm khuẩn hoặc virus truyền từ thai phụ sang thai nhi. Chính vì thế bạn không tự ý điều trị mà nên quan sát và đưa trẻ đến các cơ sở y tế, bệnh viện để tìm ra nguyên nhân chính xác, từ đó đưa ra hướng điều trị thích hợp cho trẻ. 

Nếu nhẹ thì bác sĩ sẽ chỉ định cho trẻ sử dụng thuốc mỡ hoặc thuốc nhỏ mắt qua đường uống, tiêm, nhỏ mắt. Ở nhà mẹ hãy chịu khó làm sạch mắt thường xuyên cho trẻ bằng nước muối sinh lý để loại bỏ hết ghèn bị tích tụ. 

Nếu nguyên nhân là do tắc tuyến lệ thì bạn có thể thử phương pháp massage nhẹ nhàng vị trí giữa vùng mũi và mắt. Nếu thấy không đỡ, trẻ có thể được chỉ định điều trị bằng cách thông lệ đạo. 

Những bệnh đau mắt ở trẻ sơ sinh phổ biến - Ảnh 2.

Nhiều nguyên nhân dẫn đến đau mắt ở trẻ sơ sinh (Ảnh: Internet)

2.2. Tắc tuyến lệ

Tắc tuyến lệ là bệnh xảy ra khi hệ thống kiểm soát nước mắt bị tắc một phần hoặc tắc hoàn toàn, dẫn tới tình trạng nước mắt chảy không ngừng và khiến nhiễm trùng mắt. Tắc tuyến lệ ở trẻ có thể dễ dàng quan sát qua các biểu hiện như nước mắt chảy liên tục, khó kiểm soát, mắt ra nhiều ghèn, mủ, sưng đỏ, đau và thị lực mờ dần nếu không chữa trị kịp thời. 

Đây cũng là bệnh xảy ra phổ biến với trẻ trong độ tuổi sơ sinh do cơ quan mắt của trẻ chưa phát triển hoàn thiện hoặc có ống bất bình thường. 

Nguyên nhân của căn bệnh này thường do bẩm sinh và hầu hết khi đến 1 tuổi bệnh sẽ tự khỏi. Tuy nhiên với những trường hợp nhẹ bác sĩ có thể chỉ định ba mẹ vuốt nhẹ từ sống mũi đến cánh mũi để thông tuyến lệ. Cách chữa mắt bé bị đổ ghèn khi nặng hơn là sử dụng các biện pháp can thiệp điều trị phù hợp. 

2.3. Đục thủy tinh thể

Đục thủy tinh thể cũng là bệnh xảy ra phổ biến khiến thị lực của bé không được phát triển toàn diện, thường dẫn tới tình trạng nhược thị và thậm chí là mù lòa vĩnh viễn. Bệnh không chỉ xảy ra đối với trẻ sơ sinh mới sinh mà còn có thể tiến triển trong những năm đầu đời của trẻ. 

Nếu bệnh xảy ra trong 6 tháng đầu tiên thì thường sẽ phát triển ở 1 bên mắt và 1 bên có tầm nhìn tốt còn có khả năng là bị cả 2 bên mắt. 2 nguyên nhân phổ biến gây ra bệnh là yếu tố di truyền với tỉ lệ là 10 - 25% còn lại là virus từ người mẹ nếu mắc các bệnh như cúm, quai bị, herpes, rubeon… lây lan sang người con. 

Hiện nay chưa có thuốc mà bắt buộc phải phẫu thuật thay sang thủy tinh thể nhân tạo nếu trong trường hợp nặng. Cách thức thực hiện thường là mổ lấy thủy tinh thể cũ ở mắt trẻ dưới 5 tuổi sau đó đeo kính tiếp xúc còn trên 5 tuổi thì dùng thủy tinh thể nhân tạo. 

Đọc thêm 

Thói quen giúp cho trẻ có một đôi mắt khỏe mạnh  

Tổng hợp các câu hỏi thường gặp về bệnh đau mắt đỏ ở trẻ nhỏ

Nếu trẻ dưới 3 tháng mà bệnh này có thể ảnh hưởng đến tầm nhìn và sự phát triển thị lực thì có thể tiến hành phẫu thuật. Còn trong trường hợp bị đục thủy tinh đơn phương thì có thể thực hiện sớm hơn khi trẻ được 6 tuần. 

Điều này cũng áp dụng tương tự khi trẻ bị cả hai bên mắt. Nếu trong trường hợp chưa cần phẫu thuật thì bác sĩ có thể chỉ định điều chỉnh kính hoặc sử dụng phương pháp nhỏ giãn đồng tử. 

2.4. Lác - lé mắt

Trẻ sinh ra thường có cơ quan thị lực chưa phát triển toàn diện vì thế có thể xuất hiện tình trạng mắt lác - lé và biến mất khi lớn lên. Tuy nhiên có nhiều trẻ khi đã đến 1 tuổi nhưng tình trạng này không hết khiến mất thẩm mỹ đồng thời thị lực cũng ảnh hưởng, dễ dẫn đến loạn - cận thị. Bệnh thường xảy ra khi 6 cơ xung quanh mắt không phối hợp tốt. Các nguyên nhân phổ biến bao gồm: 

- Yếu tố di truyền

- Cơ vận nhãn bị liệt có thể bởi bẩm sinh hay mắc phải

- Não có vấn đề như bại não, Down, não úng thủy, u não

- Trẻ sinh sớm, sinh ra thiếu cân

- Mắt bị tật khúc xạ: loạn thị, viễn thị

- Mắt chấn thương

- Trẻ bị đục thủy tinh thể, sụp mí, sẹo giác mạc

2.5. Nhiễm trùng mắt

Nếu chữa trị sớm tỉ lệ phục hồi hoàn toàn cũng cao hơn là chữa trị chậm. Nếu chữa sớm trước khi trẻ vào độ tuổi 3 thì khả năng chữa khỏi là 92% và giảm đến 30% khi trẻ lên tới 6 - 8 tuổi. Càng lớn tỉ lệ này càng giảm và khả năng phục hồi cũng thế. 

Tìm hiểu 5 căn bệnh đau mắt ở trẻ sơ sinh phổ biến và cách phòng tránh cho cha mẹ - Ảnh 5.

Nhiễm trùng mắt cũng là một trong nhiều bệnh đau mắt ở trẻ sơ sinh phổ biến - Ảnh: Internet

Với bệnh này thường bác sĩ sẽ cho trẻ tập luyện điều chỉnh hướng nhìn bằng các trò chơi, đeo loại kính chuyên dụng hoặc có thể áp dụng cuộc phẫu thuật nhỏ. Với phương pháp bịt mắt thường bác sĩ sẽ yêu cầu bịt mắt bằng thuốc, kính hay bằng vải, tần suất áp dụng cũng khác nhau tùy từng trẻ. 

Trên đây là những thông tin cơ bản về bệnh lý đau mắt ở trẻ sơ sinh. Do cơ quan và chức năng thị lực ở trẻ chưa phát triển hết do đó rất dễ xảy ra các bệnh và biến chứng nguy hiểm. Vì thế người mẹ khi đang mang thai cần thường xuyên khám định kỳ và để ý đến các dấu hiệu ở trẻ sơ sinh để kịp thời phát hiện điều bất thường.


Tác giả: Trang Lê