Tìm hiểu 4 loại bệnh hay bị chẩn đoán nhầm thành ung thư gan

Tham vấn chuyên môn: - Bác sĩ Chuyên khoa I Bệnh viện Quân Y 108
Tìm hiểu 4 loại bệnh hay bị chẩn đoán nhầm thành ung thư gan
Ung thư gan khá phổ biến tại Việt Nam, và là căn bệnh có tỉ lệ tử vong cao. Do thói quen sinh hoạt ít tập thể dục thể thao và uống nhiều bia rượu, nên người Việt cũng gặp phải rất nhiều vấn đề về gan.

1. Bệnh xơ gan

Ở những bệnh nhân xơ gan, thường xuất hiện các nốt tân sinh. Các nốt này thường rất khó phân biệt với các khối u nhỏ ở ung thư gan giai đoạn đầu. Tuy nhiên, đa số các bệnh nhân ung thư gan đều có tiền sử xơ gan. 

Do vậy nếu bị mắc xơ gan, bệnh nhân nên đi thăm khám và điều trị.

2. U hạt trong gan hay bị nhầm với ung thư gan

Trong một số trường hợp, gan xuất hiện các u hạt đơn độc và trơn. Các hạt này thường hay bị nhầm thành ung thư nếu chỉ chẩn đoán qua hình ảnh. 

Vì vậy bệnh nhân có thể yêu cầu làm các xét nghiệm chuyên sâu hơn để xác định đúng tình trạng gan. U hạt trong gan thường gặp ở các bệnh nhân bị rối loạn chức năng miễn dịch, phụ nữ thường xuyên sử dụng thuốc tránh thai, hoặc ở những người bị nhiễm ký sinh trùng (như sán lá gan).

3. Bệnh u máu gan

U máu gan và u ung thư gan khá giống nhau. Nhưng u máu gan lành tính hơn nhiều. Chúng phát triển chậm, không làm ảnh hưởng đến chứng năng gan. U máu gan có thể xuất hiện trên những lá gan hoàn toàn khỏe mạnh. 

Còn ung thư gan đa số xuất hiện ở những lá gan đã bị tổn thương, mãn tính như viêm gan và xơ gan. Người mắc u máu gan có thể có sức khỏe tốt, không gặp các triệu chứng ở ung thư gan như suy nhược cơ thể, phù chân, vàng da và mắt, cổ trướng, rối loại tiêu hóa, sao mạch,....

4. Áp xe gan

Khi bệnh nhân bị áp xe gan thường có những dấu hiệu như sốt, giảm cân, suy nhược cơ thể, đau tức vùng gan,... Những triệu chứng này lại rất giống với triệu chứng của bệnh ung thư gan. Vì vậy bệnh nhân cần được khám và xét nghiệm kỹ để được chẩn đoán đúng bệnh.

Do có khá nhiều bệnh thường bị nhầm lẫn với ung thư gan, nên việc chẩn đoán có bị ung thư hay không, không thể chỉ dựa vào hỏi và khám ngoài.

Nếu sau khi thăm hỏi, nghi ngờ bệnh nhân bị ung thư gan thì bác sĩ sẽ chỉ định các phương pháp chuyên sâu hơn như: siêu âm ổ bụng, chụp CT-Scan, chụp MRI, xét nghiệm máu, sinh thiết gan,.... Nếu bị chẩn đoán sai, sẽ làm ảnh hưởng đến tâm lý của bệnh nhân và điều trị không hiệu quả. Do vậy, bệnh nhân nên chọn thăm khám ở các cơ sở y tế uy tín, có nhiều trang thiết bị hiện đại, để kết quả chẩn đoán được chính xác nhất!


Tác giả: Mai Nhung